Phong tục cưới hỏi của người Thái Lan

Du lịch Thái Lan: Hôn lễ giữa những người Thái theo đạo Phật thường được tổ chức làm 2 phần: làm lễ theo nghi thức đạo Phật và nghi thức khác có truyền thống dân gian tập trung vào hai bên gia đình của đôi uyên ương.

Thời xưa, việc các sư Phật giáo tham dự vào các nghi lễ của một đám cưới không được phổ biến, vì các sư thường được mời tới dự lễ tang liên quan đến cái chết, sự hiện diện của họ tại đám cưới là một điềm xấu. Đôi uyên ương thường muốn được ban phúc lành ở một ngôi chùa gần nhà trước hoặc sau lễ cưới, và thường hỏi xin lời khuyên của một nhà sư về tử vi để chọn ngày giờ thích hợp cho đám cưới. Phần không theo nghi thức Phật giáo thường diễn ra ngoài chùa vào một ngày khác.

Ngày nay, các cấm kỵ đã được nới lỏng, có thể tổ chức hai phần nghi lễ trên vào chung một ngày, hoặc chỉ tổ chức đám cưới trong chùa. Tuy sự phân chia làm hai phần này vẫn còn, nhưng các nghi lễ đã giản tiện đi, trong các đám cưới theo kiểu dịch vụ, các sư chỉ có mặt khi bắt đầu phần nghi lễ đạo Phật và ăn trưa sau khi kết thúc.

Phong tục cưới hỏi của người Thái Lan

>>> Đi ngay tour du lịch Thái Lan

Trong phần nghi lễ Phật giáo: Đầu tiên đôi uyên ương lễ Phật Tất đạt đa Cồ đàm rồi đến các vị Phật khác và tụng kinh Tam bảo, Ngũ giới và đốt hương, nến trên bàn thờ. Sau đó, hai bên cha mẹ được mời tới để kết nối đôi trẻ bằng cách đặt lên đầu cô dâu chú rể một vòng dây hoặc chỉ đôi để nối cuộc đời họ với nhau. Tiếp theo, cô dâu chú rể sẽ dâng thức ăn, hoa, thuốc cho các nhà sư đang có mặt ở đó. Lễ tiền (thường được đặt trong phong bì) cũng được dâng lên chùa vào thời điểm này.

Các sư tháo một đoạn chỉ đã được một nhóm các nhà sư cột vào tay cô dâu chú rể từ trước. Sau đó, các sư tụng một chuỗi các kinh bằng tiếng Pali để mang điềm lành và ban phúc cho đôi vợ chồng mới cưới. Vòng chỉ được nối với sư cả, cũng có thể được nối tiếp vào một bình nước đã được thanh lọc để dùng cho buổi lễ. Điềm lành được tin rằng sẽ truyền qua sợi chỉ và được nước mang đi. Ban phúc lành bằng nước và bằng nến sáp nhỏ giọt được thực hiện trước mặt tượng Phật, cao và các thảo mộc được chấm lên trán của cô dâu chú rể thành một đốm nhỏ, tương tự như cách điểm nhãn Bindi bằng son đỏ của những người sùng đạo Hindu. Dấu trên trán cô dâu được tạo nên bởi đầu mẩu nến, điều này để đảm bảo tuân theo luật tạng chống lại việc chạm vào phụ nữ.

Sư cả thường được đưa lên để nói vài lời với đôi uyên ương, những lời dặn dò hoặc khích lệ. Đôi trẻ có thể dâng thức ăn cho sư. Đến đây, nghi lễ Phật giáo kết thúc.

Quy tắc tặng của hồi môn Thái được gọi là Sin Sodt. Theo truyền thống, chú rể phải trả một khoản tiền cho nhà gái, để đền bù công lao nuôi dạy cô dâu và để thể hiện khả năng tài chính của chú rể có thể chăm lo được cho cô dâu. Thông thường, khoản tiền này chỉ là tượng trưng, và thường được đưa lại cho đôi vợ chồng trẻ sau lễ cưới.

Xem thêm du lịch Nha Trang | du lịch Đà Nẵng | du lịch Côn Đảo


Đăng nhận xét