Du lịch Lạng Sơn: Lạng Sơn từ lâu đã thu hút khách du lịch khắp nơi bởi mảnh đất nơi này hội tụ nhiều điều hấp dẫn và lôi cuốn du khách ghé thăm, nơi đây được thiên nhiên ban tặng cho Lạng Sơn nhiều danh lam thắng cảnh, những ngọn núi hùng vĩ, những hang động kỳ thú nổi tiếng như: hang động Tam Thanh, Nhị Thanh, núi Mẫu Sơn. Với lịch sử tồn tại và phát triển lâu đời nơi đây cũng sở hữu nhiều di tích lịch sử ý nghĩa như: ải Chi Lăng, thành nhà Mạc. Vị trí đắc địa là điểm trung chuyển giao lưu giữa nước ta với nước bạn Trung Quốc, nơi đây còn nổi tiếng là điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích mua sắm.

1. Chùa và giếng Tiên
Cách cầu Kỳ Cùng khoảng nửa cây số, trên đường đi Mai Pha, có núi đá hình voi nhô lên giữa cánh đồng, đó là núi đại tượng, nơi đây có động Chùa Tiên, là một trong bát cảnh mà Ngô Thì Sĩ đã ghi nhận.

Địa điểm du lịch Lạng Sơn

Chùa Tiên có tên chữ Song Tiên tự, do dân làng Phai Luông lập thời vua Lê Thánh Tông, sau này chùa bị hư, người ta mới chuyển vào động núi Đại Tượng như hiện nay. Chùa Tiên phối thờ Phật, Mẫu và Đức Thánh Trần, có bố cục kiểu “tiền Phật hậu Thánh”. Nơi đây còn lưu giữ một hệ thống văn bia phong phú của các văn nhân, thi sĩ, trong đó có bài “Trấn doanh bát cảnh” do Ngô Thì Sỹ cảm tác ca ngợi cảnh đẹp của thiên nhiên xứ Lạng. Hàng năm chùa Tiên mở hội ngày 18 tháng giêng âm lịch.
Đằng sau núi Voi - chùa tiên ở lưng chừng núi trên mặt bằng đá rộng đó là giếng tiên, miệng giếng rộng 20cm có mạch nước quý chảy quanh năm.

>>> Đi ngay du lịch Lạng Sơn tổ chức bởi công ty du lịch uy tín - EverestTravel

2. Đền Kỳ Cùng
Nằm ở phường Vĩnh Trại, bên phía bờ bắc sông Kỳ Cùng, đền được coi là nơi linh thiêng, vốn là nơi thờ thần Giao Long (thần sông nước) với nhiệm vụ giữ cho quanh năm mưa thuận gió hòa.
Lịch sử của Đền còn gắn với truyện kể về quan lớn Tuần Tranh, được triều đình nhà Trần cử lên trấn thủ Lạng Sơn, trong thời gian ở tại Lạng Sơn, ông chỉ huy đánh giặc bị thua, quân lính thiệt mạng rất nhiều, ông lại bị vu cáo vào tội dâm ô, đành nhảy xuống sông Kỳ Cùng tự tử để chứng minh sự trong sạch. Do tấm lòng trong sạch, ông được thần linh hóa thành đôi rắn (ông Cộc - ông Dài) làm vị thần sông ngự tại đền Kỳ Cùng.

Địa điểm du lịch Lạng Sơn

Về sau, nỗi oan khuất của ông được một vị tướng nhà Lê là Tả đô đốc Hán quận công Thân Công Tài (được thờ tại đền Tả Phủ) chứng minh, hóa giải. Vì vậy mới có tục lệ vào ngày lễ hội đền Kỳ Cùng (cũng từ ngày 22 đến ngày 27 tháng giêng âm lịch giống như đền Tả Phủ), phải có lễ rước kiệu ông lớn Tuần Tranh lên đền Tả Phủ để tạ ơn và hầu chuyện Thân Công Tài. Điều này giải thích cho sự liên quan mật thiết của hai lễ hội đền Kỳ Cùng – Tả Phủ.

3. Thành nhà Mạc
Thành Nhà Mạc nằm trong khu vực phường Tam Thanh, là di tích kiến trúc quân sự phản ánh thời kỳ phong kiến Việt Nam. Theo những tư liệu còn lại thì thành là một căn cứ quân sự hiểm yếu chắn con đường độc đạo nối từ Ải Bắc xuống phía Nam do Mạc Kính Cung xây dựng vào thế kỷ XVI làm căn cứ chống lại Lê - Trịnh.

Địa điểm du lịch Lạng Sơn

Dấu tích hiện nay còn lại gồm 2 đoạn tường dài khoảng 300m, mặt thành rộng khoảng 1m, xây bằng những khối đá lớn giữa hẻm núi, tuy được gia cố, trùng tu, nhưng vẫn giữ được dấu vết hoang phế điêu tàn.

4. Động Nhị Thanh – chùa Tam Giáo
Động Nhị Thanh gắn liền với danh nhân Ngô Thì Sỹ, ông là người phát hiện ra động Nhị Thanh và cho tu sửa tôn tạo thành nơi du ngoạn vào tháng 5/1779. Ðộng Nhị Thanh khá rộng, có nhiều ngóc ngách, nhiều nhũ đá rơi xuống muôn hình vạn dạng. Từ cửa động chính nhìn lên là ngôi chùa Tam Giáo thờ cả Khổng Tử, Lão Tử, Thích Ca. Trong động có tượng truyền thần Ngô Thì Sĩ tạc vào vách đá và trên vách động còn ghi nhiều bài ký phú của ông và các danh nhân khác.

5. Động Tam Thanh – chùa Tam Thanh
Thuộc phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn, là thắng cảnh nổi tiếng, có ngôi chùa cổ đã đi vào ca dao:

“Đồng Đăng có Phố Kỳ Lừa
Có Nàng Tô Thị, có chùa TamThanh....” 

Trong động có nhiều nhũ đá thiên tạo, có lối Thông Thiên, có Hồ Cảnh (hồ Âm Ti) nước trong xanh quanh năm không bao giờ vơi cạn.
 
Địa điểm du lịch Lạng Sơn

Chùa Tam Thanh không chỉ mang giá trị văn hoá, nghệ thuật hàm chứa trong từng di tích được lưu giữ lại bên trong chùa cho mãi đến ngày nay. Nổi bật nhất là hệ thống văn bia ghi lại quá trình tôn tạo chùa và cảm tác của các văn nhân thi sĩ qua nhiều thời kỳ lịch sử.
Bên trong chùa có các hiện vật quý: bức phù điêu Phật A Di, cung Tam Bảo với một số pho tượng chủ yếu của Phật giáo dòng đại Thừa. Theo thời gian, chùa vẫn giữ được vẻ đẹp tự nhiên vốn có hấp dẫn du khách bốn phương, là một trong “trấn doanh bát cảnh” của Xứ Lạng, được Bộ Văn hoá - Thông tin xếp hạng di tích quốc gia năm 1962. Hằng năm, lễ hội của Tam Thanh được tổ chức vào ngày 15 tháng Giêng với nhiều trò chơi nghi lễ truyền thống.

6. Núi Tô Thị
Núi Tô Thị hay núi Vọng Phu nằm trong quần thể danh lam thắng cảnh Tam Thanh. Trên đỉnh núi có một khối đá tự nhiên hình một người phụ nữ bồng con hướng nhìn về phương xa. Từ xưa tượng đá này đã gắn với truyền thuyết về một người con gái chung thuỷ đứng chờ chồng đi lính. Chờ mãi không thấy chồng về, nàng và con đã hoá thành đá, từ đó người dân gọi đây là tượng Nàng Tô Thị.
 
Địa điểm du lịch Lạng Sơn

Tuy nhiên, ngày 27/07/1991, tượng đá nàng Tô Thị đã bị sụp đổ. Tỉnh Lạng Sơn đã cho dựng lại như nguyên bản một tượng bằng xi măng để gìn giữ một di tích đã đi vào tình cảm của người dân Việt Nam.

7. Chợ Đông Kinh – chợ đêm Kỳ Lừa
Chợ Đông Kinh là trung tâm mua bán lớn nhất thành phố Lạng Sơn. Chợ Đông Kinh với 3 tầng, tầng 1 bán đồ điện tử, tầng 2 bán hàng tạp hóa, tầng 3 bán hàng thời trang. Trong lịch sử đô thị cổ Lạng Sơn khu vực chợ Đông Kinh vốn là nơi trao đổi thương mại của thương gia hai nước Việt - Trung. Ngày nay chợ được xây dựng khang trang, là địa điểm được nhiều du khách lựa chọn khi đến Lạng Sơn.
Chợ Đêm Kỳ Lừa mở cửa từ 8h đến 22h chuyên bán các loại hàng hóa phục vụ khách du lịch, không chỉ thuần túy là nơi giao lưu trao đổi hàng hóa mà còn là nơi gặp gỡ kết bạn. Thanh niên nam nữ các dân tộc đến chợ để gặp bạn thân, tìm bạn đời qua các lời ca giao duyên sli, lượn,... Tại chợ, cùng với những màu sắc đa dạng của những hàng thổ cẩm, trang phục, còn có các món ăn đậm đà hương vị miền núi Xứ Lạng

8. Cửa khẩu Hữu Nghị Quan
Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị là một cửa khẩu quốc tế của Việt Nam nằm trên biên giới Việt Nam - Trung Quốc, điểm nối tuyến đường cao tốc Nam Ninh - Hà Nội, là cầu nối quan trọng trong phát triển quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, phía Việt Nam đã cắm cột mốc 1116 và phía Trung Quốc cắm cột mốc 1117, đây đều là các cột mốc cỡ lớn, có gắn Quốc huy của hai nước.

9. Đền Mẫu Đồng Đăng
Đền Mẫu Đồng Đăng (Đồng Đăng linh tự), là nơi thờ Phật và Mẫu thượng ngàn nằm trên địa bàn thị trấn Đồng Đăng. Trong dân gian lưu truyền, đền Mẫu chính là nơi diễn ra cuộc gặp gỡ giữa Mẫu Liễu Hạnh (một trong Tứ bất tử) và Trạng Bùng (Phùng Khắc Khoan), sau khi ông đi sứ từ Trung Quốc trở về.
Hàng năm, vào ngày mùng 10 tháng giêng, tại đền Mẫu lại diễn ra lễ hội đầu xuân của các dân tộc xứ Lạng. Lễ hội Đồng Đăng trước đây được gọi là hội Lồng Tồng (xuống đồng). Trong lễ hội có các trò chơi như múa sư tử, võ dân tộc, thi đấu thể dục thể thao.

10. Ải Chi Lăng
Ải Chi Lăng - vùng đất địa linh nhân kiệt và rực rỡ chiến công ở miền biên ải phía Bắc của Tổ quốc. Với địa thế hiểm yếu, ải Chi Lăng được coi là bức tường thành của kinh thành Thăng Long trong việc chặn đứng các cuộc viễn chinh khét tiếng từ phương Bắc tràn sang.
Chi Lăng là ải có quy mô hoành tráng và đồ sộ chạy dài gần 20km, rộng 3km nối liền hai huyện Chi Lăng và Hữu Lũng. Hai đầu ải có những ngọn núi đá độc lập, cao chót vót tạo thành thế hiểm. Lịch sử oai hùng của Chi Lăng gắn liền với những hoạt động của các nhà quân sự thiên tài như Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn và những thủ lĩnh tài năng của xứ Lạng: Phò mã Thân Cảnh Phúc, Thế Lộc, Hoàng Ðại Huề...

11. Núi mặt quỷ
Núi có hình mặt quỷ nằm ở thôn Quán Thanh (Chi Lăng). Chính vì vậy mà trước đây nơi này có tên gọi là Quỷ Môn Quan, tức là cửa mặt quỷ. Ngọn núi này có điểm đặc biệt là ở giữa khoảng xanh của cây cỏ, lộ lên một hình thù rất giống mặt của một con quái vật khổng lồ. Nhìn từ xa, khuôn mặt này có đầy đủ cả mắt, mũi.

Địa điểm du lịch Lạng Sơn

Một điều thú vị là, dù được coi là mặt quỷ, nhưng người dân nơi đây không coi đấy là biểu tượng của cái ác, mà ngược lại, người dân cho rằng “mặt quỷ sẽ bảo vệ cuộc sống bình an cho dân làng”.

12. Đền Bắc Lệ
Cũng giống như bất kỳ một đền thờ Mẫu nào đền Bắc Lệ thờ Công Đồng, Tứ Phủ, thờ tất cả các vị Chư Linh ở bốn miền vũ trụ, thế nhưng ở đây đặc biệt coi trọng các vị thần linh gắn liền với địa phương như Mẫu Thượng Ngàn, Chầu Bé, Cô Bé... những vị thần cung cấp ban phát của cải vô biên nơi núi rừng cho con người, và trở thành biểu tượng của sự sống vĩnh hằng.
Lễ hội chính của đền Bắc Lệ được tổ chức vào ngày 20 tháng 9 âm lịch hàng năm.

13. Mẫu Sơn
Đỉnh Mẫu Sơn cao 1,541 mét, được bao bọc xung quanh bởi một quần thể 80 ngọn núi lớn nhỏ với đỉnh cao nhất là Phia Po (1.541 m, còn gọi là đỉnh Công hay Công Sơn - nơi đặt cột mốc 42, biên giới Việt Trung). Diện tích khu Mẫu Sơn khoảng 550km², nằm cách trung tâm thị xã Lạng Sơn 30km.

Đỉnh Mẫu Sơn là một nơi lý tưởng để nghỉ ngơi và thư giãn sau những ngày làm việc căng thẳng. Không khí rất trong lành và thiên nhiên phóng khoáng, tạo cảm giác gần gũi và thân thiết. Dọc đường đi, bạn còn có thể giao lưu với người dân tộc Dao, Tày, Mông, Nùng...đang gùi rau hay bó củi trên vai.

Địa điểm du lịch Lạng Sơn

Về mùa đông có những năm nhiệt độ ở Mẫu Sơn xuống tới nhiệt độ âm và có thể có tuyết rơi, băng đá. Nhiệt độ trung bình ở đây là 15,5°C, đỉnh núi quanh năm có mây phủ. Mẫu Sơn nổi tiếng với các sản vật chè tuyết sơn, gà lôi sáu cựa, chanh rừng, ếch hương, rượu Mẫu Sơn...

Xem thêm du lịch Quan Lạn | du lịch Cát Bà | du lịch biển 2015

Địa điểm du lịch Lạng Sơn

Du lịch Lạng Sơn: Lạng Sơn từ lâu đã thu hút khách du lịch khắp nơi bởi mảnh đất nơi này hội tụ nhiều điều hấp dẫn và lôi cuốn du khách ghé thăm, nơi đây được thiên nhiên ban tặng cho Lạng Sơn nhiều danh lam thắng cảnh, những ngọn núi hùng vĩ, những hang động kỳ thú nổi tiếng như: hang động Tam Thanh, Nhị Thanh, núi Mẫu Sơn. Với lịch sử tồn tại và phát triển lâu đời nơi đây cũng sở hữu nhiều di tích lịch sử ý nghĩa như: ải Chi Lăng, thành nhà Mạc. Vị trí đắc địa là điểm trung chuyển giao lưu giữa nước ta với nước bạn Trung Quốc, nơi đây còn nổi tiếng là điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích mua sắm.

1. Chùa và giếng Tiên
Cách cầu Kỳ Cùng khoảng nửa cây số, trên đường đi Mai Pha, có núi đá hình voi nhô lên giữa cánh đồng, đó là núi đại tượng, nơi đây có động Chùa Tiên, là một trong bát cảnh mà Ngô Thì Sĩ đã ghi nhận.

Địa điểm du lịch Lạng Sơn

Chùa Tiên có tên chữ Song Tiên tự, do dân làng Phai Luông lập thời vua Lê Thánh Tông, sau này chùa bị hư, người ta mới chuyển vào động núi Đại Tượng như hiện nay. Chùa Tiên phối thờ Phật, Mẫu và Đức Thánh Trần, có bố cục kiểu “tiền Phật hậu Thánh”. Nơi đây còn lưu giữ một hệ thống văn bia phong phú của các văn nhân, thi sĩ, trong đó có bài “Trấn doanh bát cảnh” do Ngô Thì Sỹ cảm tác ca ngợi cảnh đẹp của thiên nhiên xứ Lạng. Hàng năm chùa Tiên mở hội ngày 18 tháng giêng âm lịch.
Đằng sau núi Voi - chùa tiên ở lưng chừng núi trên mặt bằng đá rộng đó là giếng tiên, miệng giếng rộng 20cm có mạch nước quý chảy quanh năm.

>>> Đi ngay du lịch Lạng Sơn tổ chức bởi công ty du lịch uy tín - EverestTravel

2. Đền Kỳ Cùng
Nằm ở phường Vĩnh Trại, bên phía bờ bắc sông Kỳ Cùng, đền được coi là nơi linh thiêng, vốn là nơi thờ thần Giao Long (thần sông nước) với nhiệm vụ giữ cho quanh năm mưa thuận gió hòa.
Lịch sử của Đền còn gắn với truyện kể về quan lớn Tuần Tranh, được triều đình nhà Trần cử lên trấn thủ Lạng Sơn, trong thời gian ở tại Lạng Sơn, ông chỉ huy đánh giặc bị thua, quân lính thiệt mạng rất nhiều, ông lại bị vu cáo vào tội dâm ô, đành nhảy xuống sông Kỳ Cùng tự tử để chứng minh sự trong sạch. Do tấm lòng trong sạch, ông được thần linh hóa thành đôi rắn (ông Cộc - ông Dài) làm vị thần sông ngự tại đền Kỳ Cùng.

Địa điểm du lịch Lạng Sơn

Về sau, nỗi oan khuất của ông được một vị tướng nhà Lê là Tả đô đốc Hán quận công Thân Công Tài (được thờ tại đền Tả Phủ) chứng minh, hóa giải. Vì vậy mới có tục lệ vào ngày lễ hội đền Kỳ Cùng (cũng từ ngày 22 đến ngày 27 tháng giêng âm lịch giống như đền Tả Phủ), phải có lễ rước kiệu ông lớn Tuần Tranh lên đền Tả Phủ để tạ ơn và hầu chuyện Thân Công Tài. Điều này giải thích cho sự liên quan mật thiết của hai lễ hội đền Kỳ Cùng – Tả Phủ.

3. Thành nhà Mạc
Thành Nhà Mạc nằm trong khu vực phường Tam Thanh, là di tích kiến trúc quân sự phản ánh thời kỳ phong kiến Việt Nam. Theo những tư liệu còn lại thì thành là một căn cứ quân sự hiểm yếu chắn con đường độc đạo nối từ Ải Bắc xuống phía Nam do Mạc Kính Cung xây dựng vào thế kỷ XVI làm căn cứ chống lại Lê - Trịnh.

Địa điểm du lịch Lạng Sơn

Dấu tích hiện nay còn lại gồm 2 đoạn tường dài khoảng 300m, mặt thành rộng khoảng 1m, xây bằng những khối đá lớn giữa hẻm núi, tuy được gia cố, trùng tu, nhưng vẫn giữ được dấu vết hoang phế điêu tàn.

4. Động Nhị Thanh – chùa Tam Giáo
Động Nhị Thanh gắn liền với danh nhân Ngô Thì Sỹ, ông là người phát hiện ra động Nhị Thanh và cho tu sửa tôn tạo thành nơi du ngoạn vào tháng 5/1779. Ðộng Nhị Thanh khá rộng, có nhiều ngóc ngách, nhiều nhũ đá rơi xuống muôn hình vạn dạng. Từ cửa động chính nhìn lên là ngôi chùa Tam Giáo thờ cả Khổng Tử, Lão Tử, Thích Ca. Trong động có tượng truyền thần Ngô Thì Sĩ tạc vào vách đá và trên vách động còn ghi nhiều bài ký phú của ông và các danh nhân khác.

5. Động Tam Thanh – chùa Tam Thanh
Thuộc phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn, là thắng cảnh nổi tiếng, có ngôi chùa cổ đã đi vào ca dao:

“Đồng Đăng có Phố Kỳ Lừa
Có Nàng Tô Thị, có chùa TamThanh....” 

Trong động có nhiều nhũ đá thiên tạo, có lối Thông Thiên, có Hồ Cảnh (hồ Âm Ti) nước trong xanh quanh năm không bao giờ vơi cạn.
 
Địa điểm du lịch Lạng Sơn

Chùa Tam Thanh không chỉ mang giá trị văn hoá, nghệ thuật hàm chứa trong từng di tích được lưu giữ lại bên trong chùa cho mãi đến ngày nay. Nổi bật nhất là hệ thống văn bia ghi lại quá trình tôn tạo chùa và cảm tác của các văn nhân thi sĩ qua nhiều thời kỳ lịch sử.
Bên trong chùa có các hiện vật quý: bức phù điêu Phật A Di, cung Tam Bảo với một số pho tượng chủ yếu của Phật giáo dòng đại Thừa. Theo thời gian, chùa vẫn giữ được vẻ đẹp tự nhiên vốn có hấp dẫn du khách bốn phương, là một trong “trấn doanh bát cảnh” của Xứ Lạng, được Bộ Văn hoá - Thông tin xếp hạng di tích quốc gia năm 1962. Hằng năm, lễ hội của Tam Thanh được tổ chức vào ngày 15 tháng Giêng với nhiều trò chơi nghi lễ truyền thống.

6. Núi Tô Thị
Núi Tô Thị hay núi Vọng Phu nằm trong quần thể danh lam thắng cảnh Tam Thanh. Trên đỉnh núi có một khối đá tự nhiên hình một người phụ nữ bồng con hướng nhìn về phương xa. Từ xưa tượng đá này đã gắn với truyền thuyết về một người con gái chung thuỷ đứng chờ chồng đi lính. Chờ mãi không thấy chồng về, nàng và con đã hoá thành đá, từ đó người dân gọi đây là tượng Nàng Tô Thị.
 
Địa điểm du lịch Lạng Sơn

Tuy nhiên, ngày 27/07/1991, tượng đá nàng Tô Thị đã bị sụp đổ. Tỉnh Lạng Sơn đã cho dựng lại như nguyên bản một tượng bằng xi măng để gìn giữ một di tích đã đi vào tình cảm của người dân Việt Nam.

7. Chợ Đông Kinh – chợ đêm Kỳ Lừa
Chợ Đông Kinh là trung tâm mua bán lớn nhất thành phố Lạng Sơn. Chợ Đông Kinh với 3 tầng, tầng 1 bán đồ điện tử, tầng 2 bán hàng tạp hóa, tầng 3 bán hàng thời trang. Trong lịch sử đô thị cổ Lạng Sơn khu vực chợ Đông Kinh vốn là nơi trao đổi thương mại của thương gia hai nước Việt - Trung. Ngày nay chợ được xây dựng khang trang, là địa điểm được nhiều du khách lựa chọn khi đến Lạng Sơn.
Chợ Đêm Kỳ Lừa mở cửa từ 8h đến 22h chuyên bán các loại hàng hóa phục vụ khách du lịch, không chỉ thuần túy là nơi giao lưu trao đổi hàng hóa mà còn là nơi gặp gỡ kết bạn. Thanh niên nam nữ các dân tộc đến chợ để gặp bạn thân, tìm bạn đời qua các lời ca giao duyên sli, lượn,... Tại chợ, cùng với những màu sắc đa dạng của những hàng thổ cẩm, trang phục, còn có các món ăn đậm đà hương vị miền núi Xứ Lạng

8. Cửa khẩu Hữu Nghị Quan
Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị là một cửa khẩu quốc tế của Việt Nam nằm trên biên giới Việt Nam - Trung Quốc, điểm nối tuyến đường cao tốc Nam Ninh - Hà Nội, là cầu nối quan trọng trong phát triển quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, phía Việt Nam đã cắm cột mốc 1116 và phía Trung Quốc cắm cột mốc 1117, đây đều là các cột mốc cỡ lớn, có gắn Quốc huy của hai nước.

9. Đền Mẫu Đồng Đăng
Đền Mẫu Đồng Đăng (Đồng Đăng linh tự), là nơi thờ Phật và Mẫu thượng ngàn nằm trên địa bàn thị trấn Đồng Đăng. Trong dân gian lưu truyền, đền Mẫu chính là nơi diễn ra cuộc gặp gỡ giữa Mẫu Liễu Hạnh (một trong Tứ bất tử) và Trạng Bùng (Phùng Khắc Khoan), sau khi ông đi sứ từ Trung Quốc trở về.
Hàng năm, vào ngày mùng 10 tháng giêng, tại đền Mẫu lại diễn ra lễ hội đầu xuân của các dân tộc xứ Lạng. Lễ hội Đồng Đăng trước đây được gọi là hội Lồng Tồng (xuống đồng). Trong lễ hội có các trò chơi như múa sư tử, võ dân tộc, thi đấu thể dục thể thao.

10. Ải Chi Lăng
Ải Chi Lăng - vùng đất địa linh nhân kiệt và rực rỡ chiến công ở miền biên ải phía Bắc của Tổ quốc. Với địa thế hiểm yếu, ải Chi Lăng được coi là bức tường thành của kinh thành Thăng Long trong việc chặn đứng các cuộc viễn chinh khét tiếng từ phương Bắc tràn sang.
Chi Lăng là ải có quy mô hoành tráng và đồ sộ chạy dài gần 20km, rộng 3km nối liền hai huyện Chi Lăng và Hữu Lũng. Hai đầu ải có những ngọn núi đá độc lập, cao chót vót tạo thành thế hiểm. Lịch sử oai hùng của Chi Lăng gắn liền với những hoạt động của các nhà quân sự thiên tài như Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn và những thủ lĩnh tài năng của xứ Lạng: Phò mã Thân Cảnh Phúc, Thế Lộc, Hoàng Ðại Huề...

11. Núi mặt quỷ
Núi có hình mặt quỷ nằm ở thôn Quán Thanh (Chi Lăng). Chính vì vậy mà trước đây nơi này có tên gọi là Quỷ Môn Quan, tức là cửa mặt quỷ. Ngọn núi này có điểm đặc biệt là ở giữa khoảng xanh của cây cỏ, lộ lên một hình thù rất giống mặt của một con quái vật khổng lồ. Nhìn từ xa, khuôn mặt này có đầy đủ cả mắt, mũi.

Địa điểm du lịch Lạng Sơn

Một điều thú vị là, dù được coi là mặt quỷ, nhưng người dân nơi đây không coi đấy là biểu tượng của cái ác, mà ngược lại, người dân cho rằng “mặt quỷ sẽ bảo vệ cuộc sống bình an cho dân làng”.

12. Đền Bắc Lệ
Cũng giống như bất kỳ một đền thờ Mẫu nào đền Bắc Lệ thờ Công Đồng, Tứ Phủ, thờ tất cả các vị Chư Linh ở bốn miền vũ trụ, thế nhưng ở đây đặc biệt coi trọng các vị thần linh gắn liền với địa phương như Mẫu Thượng Ngàn, Chầu Bé, Cô Bé... những vị thần cung cấp ban phát của cải vô biên nơi núi rừng cho con người, và trở thành biểu tượng của sự sống vĩnh hằng.
Lễ hội chính của đền Bắc Lệ được tổ chức vào ngày 20 tháng 9 âm lịch hàng năm.

13. Mẫu Sơn
Đỉnh Mẫu Sơn cao 1,541 mét, được bao bọc xung quanh bởi một quần thể 80 ngọn núi lớn nhỏ với đỉnh cao nhất là Phia Po (1.541 m, còn gọi là đỉnh Công hay Công Sơn - nơi đặt cột mốc 42, biên giới Việt Trung). Diện tích khu Mẫu Sơn khoảng 550km², nằm cách trung tâm thị xã Lạng Sơn 30km.

Đỉnh Mẫu Sơn là một nơi lý tưởng để nghỉ ngơi và thư giãn sau những ngày làm việc căng thẳng. Không khí rất trong lành và thiên nhiên phóng khoáng, tạo cảm giác gần gũi và thân thiết. Dọc đường đi, bạn còn có thể giao lưu với người dân tộc Dao, Tày, Mông, Nùng...đang gùi rau hay bó củi trên vai.

Địa điểm du lịch Lạng Sơn

Về mùa đông có những năm nhiệt độ ở Mẫu Sơn xuống tới nhiệt độ âm và có thể có tuyết rơi, băng đá. Nhiệt độ trung bình ở đây là 15,5°C, đỉnh núi quanh năm có mây phủ. Mẫu Sơn nổi tiếng với các sản vật chè tuyết sơn, gà lôi sáu cựa, chanh rừng, ếch hương, rượu Mẫu Sơn...

Xem thêm du lịch Quan Lạn | du lịch Cát Bà | du lịch biển 2015

Đọc thêm..
Du lịch Lạng Sơn - Du lịch đến xứ Lạng, khách không chỉ ngẩn ngơ, mải mốt với những núi cùng trời, những hang cùng động, những phố với chợ. Để khám phá những hương vị riêng rất Lạng Sơn, du khách có thể vào bất cứ một nhà hàng bình dân hoặc sang trọng nào ở thành phố này.

1. Vịt quay
Vịt quay là giống vịt bầu Thất Khê. Sau khi được làm sạch, vịt được tẩm hương liệu, hành, hạt tiêu, quả móc mật, nhồi vào bên trong, khâu lại. Phần bên ngoài da tẩm mật ong và để chừng 10 phút, sau đó vịt được quay trên bếp than, loại than hoa chừng 15 phút, khi quay xong nhúng vào chảo mỡ, đảo đi đảo lại khoảng 15 phút cho ra giá đỡ để nguội. Khi quay vịt đòi hỏi kỹ thuật không cháy đen, phải đảm bảo độ nóng, quay càng lâu thịt càng thơm, ngon, thịt vịt phải thấm màu mật ong, có hương vị đậm đà của hương liệu, đó mới là thịt vịt ngon.

Món ngon Lạng Sơn

Phần nước mỡ khi quay vịt xong sẽ được sử dụng để chan phở vịt. Khi thưởng thức một bát phở vịt, cho thêm một vài lát măng chua được ngâm trong lọ để sẵn, mùi thơm của thịt vịt, nước dùng sóng sánh và vị chua của măng tạo nên sự hấp dẫn cho món ăn đặc sản vùng biên giới.

2. Phở chua
Phở chua gồm bánh phở, khoai lang thái chỉ chiên giòn, xúng xàng, gan lợn rán, thịt vịt hoặc thịt ba chỉ quay, hành phi, lạc rang, dưa chuột, lạp sườn... Phần nước dùng hay được gọi là nước lèo vừa có vị ngậy của mỡ vịt, vừa thơm phức nhờ những gia vị ướp thịt trước khi quay. Khi ăn trộn lượng nước dùng vừa đủ sao cho nguyên liệu không bị nát mà gia vị vẫn thấm đều. Phở chua Lạng Sơn phải ăn nhẩn nha mới thưởng thức hết hương vị đặc biệt của nó, vì có tính hàn nên món ăn được ưa chuộng nhất vào mùa thu và mùa hè.

Món ngon Lạng Sơn

3. Bánh cuốn trứng
Bánh cuốn là món ăn được thực khách ưa chuộng nhất mỗi buổi sáng khi ở xứ Lạng. Nét đặc biệt riêng khác của món ăn nằm trong phần nhân bánh, thay bằng nhân thịt mộc nhĩ, nhân bánh chỉ bao gồm trứng gà. Khi có khách tới ăn, người chủ quán nhanh tay múc bột láng thật mỏng trên mặt nồi, bánh vừa chín tới, người ta liền giở nắp vung ra đập vào quả trứng gà, thịt nạc băm nhuyễn xào với hành, đậy nắp lại chừng 30 giây sau đó dùng một chiếc đũa tre dẹp khéo léo lật từng góc mép bánh cuộn lại vuông vắn ôm lấy nhân trứng bên trong.
Điều thú vị hơn là khi ăn bánh người dùng phải đưa miếng bánh vào miệng khéo léo để lòng đỏ trứng vỡ ra trong miệng hòa lẫn với vị béo béo ngậy ngậy, mặn ngọt của nước chấm thịt kho mới thấy hết được sự tinh tế trong ẩm thực của vùng quê này.

>>> Các món ẩm thực ở Lạng Sơn cũng có nét tương đồng với các món ăn truyền thống của du lịch Hàn Quốc

4. Khâu Nhục
Khâu nhục, còn gọi là nằm khâu, là món ăn có nguồn gốc từ Trung Quốc. Khâu nhục được du nhập vào Việt Nam qua sự biến tấu của người dân tộc Tày, Nùng, và qua thời gian đã trở thành món ăn đặc sản nổi tiếng của Lạng Sơn, được dùng trong những dịp gia đình có chuyện vui như lễ tết, cưới hỏi…
 

Theo truyền thống, khâu nhục được chế biến khá cầu kì từ thịt ba chỉ quay đã được ướp kĩ các loại gia vị: hung lìu, ngũ vị hương, địa liền, mật ong, rượu, dấm, xì dầu… chưng cách thuỷ trong khoảng thời gian từ 4-5 tiếng. Khâu nhục có thể ăn với cơm hoặc xôi, nhưng ngon nhất vẫn là ăn với bánh gật gù.

5. Bánh cao sằng
Nguyên liệu chính để làm món bánh cao sằng là gạo tẻ, nhân bánh làm bằng thịt lợn băm nhỏ và hành khô xào lên. Sau khi bột và nhân được làm xong sẽ được đổ vào khuôn, dàn đều cho mỏng và đem hấp cách thủy cho chín, khi bánh gần chín thì rưới nước thịt kho nước dừa đặc lên trên để tạo vị béo ngậy, quyện với mùi hành phi vô cùng hấp dẫn. Dùng dao sắc, cắt bánh thành hình chữ nhật khoảng cỡ bao diêm rồi rắc thêm chút lạc rang giã giập.

Điều đặc biệt là người Lạng Sơn ăn bánh kèm nước canh hầm từ xương lợn với hành hoa thái nhỏ. Khi ăn đổ ngập nuớc chấm vào bánh thì sẽ ngon hơn.

6. Bánh áp chao
Cái món ăn xuất xứ từ Trung Quốc khi du nhập vào Việt Nam, kết hợp với khẩu vị của người Việt đã thành một thứ quà đặc sắc của xứ Lạng. Áp chao làm từ thịt vịt thôi nhưng được chế biến khá độc đáo.
Thịt vịt làm sạch, chặt miếng quân cờ ướp hung lìu, bột canh và muối tiêu, hạt tiêu cho vừa. Lấy muôi dán múc bột đầy muôi, cho miếng thịt vịt vào giữa để bột ngấm đều miếng thịt vịt, thả vào trong chảo mỡ đang sôi, đảo đều khi nào bánh ngả màu vàng là được. Vớt bánh ra ăn nóng với đu đủ ngâm, dấm ớt, tiêu và rau sống.

 7. Lợn quay
Đây là món ăn đặc sản không chỉ ngon mà còn chế biến cầu kì và mang hương vị riêng của xứ Lạng.
Để làm lợn quay, người ta chọn những con tầm 20-35kg hơi. Người Lạng Sơn hay nuôi giống lợn móng cái có xương nhỏ, chắc thịt và nạc nhiều nên thịt quay thơm ngon. Thịt lợn cả con được cạo lông làm sạch sao cho da lợn không bị xước rách, để khi quay chín da lợn không bị vỡ làm mất nước ngọt và mùi thơm của thịt.
 
Món ngon Lạng Sơn

Lợn được mổ moi hết nội tạng, lấy muối tiêu xát đều trong bụng lợn cho đủ độ ngấm, rồi lấy lá mác mật rửa sạch cả cuống và lá để ráo nước rồi cho vào bụng lợn. Dùng một chiếc xiên bằng gỗ hoặc bằng cây hóp xiên từ khấu đuôi lên thẳng mồm, sau đó lấy lạt buộc chặt cây gỗ và xương sống con lợn, lấy lạt buộc kín bụng con lợn lại. Để cho lợn quay có bì vàng xẫm thật ngon, người ta dùng mật ong hòa với dấm bôi kĩ một lượt lên toàn thân con lợn. Sau đó mang con lợn ra quay trên đống than củi đang cháy hồng, chú ý quay thật đều sao cho con lợn không có chỗ sống, chỗ chín.

8. Măng ớt
Nếu ai đã từng đến Lạng Sơn, sẽ không thể “làm ngơ” trước một đặc sản của vùng này, đó là món măng ngâm ớt cùng mắc mật tươi.

Món ngon Lạng Sơn

Người Lạng Sơn xem món măng ớt và mắc mật ngâm là món ăn quen thuộc có thể ăn cùng cơm, phở hoặc bất cứ món ăn gì hàng ngày. Thường thì khoảng tháng 6, tháng 7 mắc mật vào vụ chín, lúc ấy măng trên rừng cũng vào độ ngon nhất sau những cơn mưa đầu hè. Người ta sẽ chọn loại măng mai hoặc măng vầu no tròn, thái miếng. Mắc mật chín vừa độ và ớt loại quả nhỏ. Tất cả cùng ngâm với giấm, tạo ra một loại hương vị đặc biệt chỉ có ở vùng địa đầu tổ quốc này.

9. Cải ngồng
Ngồng cải là một thứ thân non của cây, có hoa màu vàng, mọc cao vổng lên, nếu ăn thường rất đắng. Cải ngồng Lạng Sơn thực ra cũng chỉ là thứ cải ngọt bình thường nhưng không biết do mầu mỡ của đất đai hay bởi sự chăm sóc khéo léo của người Lạng Sơn mà ngồng cải cứ mơn mởn xanh, lại ngọt và thơm đến thế.
 
Món ngon Lạng Sơn

Để ăn ngồng cải, người ta cũng chế biến như đối với các rau thường dùng: có thể xào, luộc hoặc nấu tuỳ ý thích mỗi người. Nhưng cách làm ngon nhất, hấp dẫn nhất vẫn là xào chung với thịt bò.

10. Nem nướng Hữu Lũng
Nghe đến món nem nhiều người sẽ nghĩ ngay đến món nem chua nức tiếng gần xa của Xứ Thanh. Nhưng nem nướng Lạng Sơn có hương rất đặc biệt (chỉ có ở huyện Hữu Lũng). Để có được nem ngon phải chọn được phần thịt lợn khoét vai không quá nạc nhưng cũng không được quá mỡ, phải chọn con lợn mới mổ, thịt hồng.

Món ngon Lạng Sơn

Thịt mua về được thái sợi nhỏ, bì lợn cạo sạch lông, đem luộc chín. Sau đó trộn cả phần thịt và bì với bột thính, gói lại bằng lá chuối tươi. Thịt sau khi lên men tỏa mùi chua ngai ngái được nướng trên bếp than hoa cho cháy lá, tỏa hương thơm đầy mời gọi, khi ăn kẹp vào lá đinh lăng hoặc lá sung chấm kèm tương ớt. Vị chua, ngọt, cay dịu tạo nên hương vị hấp dẫn, khó có thể chối từ.

11. Na Chi Lăng
Cuối tháng 8, đầu tháng 9, khi tiết trời thu se lạnh tràn về cũng là lúc đến mùa na chín. Lạng Sơn được coi là một trong những “vựa na” lớn nhất cả nước. Và vùng núi đá vôi Kai Kinh ở hai huyện Hữu Lũng và Chi Lăng là vương quốc na nơi đây.
 
Món ngon Lạng Sơn

Na Chi Lăng mắt hồng, quả to, tròn căng, bóng mẩy và ngọt sắc. Để chuyển những trái na từ trên đỉnh núi xuống, người ta đã làm những chiếc ròng rọc chạy từ trên cao xuống tận chân núi nên đôi khi khách du lịch còn gọi đặc sản này là “na đu dây”.

12. Rượu Mẫu Sơn
Trong vắt như nước suối, đậm đà, không quá cay nồng mà cũng không quá nhạt, thơm dịu của lá và rễ cây thuốc, ai đã từng uống một lần thì mãi không quên được, đó là rượu Mẫu Sơn xứ Lạng. Rượu Mẫu Sơn do chính tay người dân tộc Dao sống trên đỉnh Mẫu Sơn (Lộc Bình - Lạng Sơn) chưng cất ở độ cao 800-1000m so với mặt biển bằng phương thức truyền thống, được lưu truyền từ đời này qua đời khác.

Món ngon Lạng Sơn

Để chưng cất được loại rượu có một không hai này, ngoài nguyên liệu chính là gạo và nước suối thì chất gây men không thể thiếu là lá rừng. Men lá được pha chế từ hơn 30 loại thảo dược quý hiếm như: cây 30 rễ, dây nước, trầu rừng, dây ngọt,…. Các loại thảo dược sau khi rửa sạch, phơi khô thì trộn đều, giã nhỏ với nhau và đem đun. Đợt nước đầu dùng để nhào bột, nước hai để ngâm gạo. Hương vị đặc trưng của rượu Mẫu Sơn được khẳng định qua việc đòi hỏi sự tỉ mỉ trong từng công đoạn: nấu cơm, trộn men, ủ lên men và cho vào hũ, bịt kín trong khoảng 15-25 ngày mới đem chưng cất.

Xem thêm du lịch Nhật Bản | du lịch Malaysia | du lịch Singapore

Món ngon Lạng Sơn

Du lịch Lạng Sơn - Du lịch đến xứ Lạng, khách không chỉ ngẩn ngơ, mải mốt với những núi cùng trời, những hang cùng động, những phố với chợ. Để khám phá những hương vị riêng rất Lạng Sơn, du khách có thể vào bất cứ một nhà hàng bình dân hoặc sang trọng nào ở thành phố này.

1. Vịt quay
Vịt quay là giống vịt bầu Thất Khê. Sau khi được làm sạch, vịt được tẩm hương liệu, hành, hạt tiêu, quả móc mật, nhồi vào bên trong, khâu lại. Phần bên ngoài da tẩm mật ong và để chừng 10 phút, sau đó vịt được quay trên bếp than, loại than hoa chừng 15 phút, khi quay xong nhúng vào chảo mỡ, đảo đi đảo lại khoảng 15 phút cho ra giá đỡ để nguội. Khi quay vịt đòi hỏi kỹ thuật không cháy đen, phải đảm bảo độ nóng, quay càng lâu thịt càng thơm, ngon, thịt vịt phải thấm màu mật ong, có hương vị đậm đà của hương liệu, đó mới là thịt vịt ngon.

Món ngon Lạng Sơn

Phần nước mỡ khi quay vịt xong sẽ được sử dụng để chan phở vịt. Khi thưởng thức một bát phở vịt, cho thêm một vài lát măng chua được ngâm trong lọ để sẵn, mùi thơm của thịt vịt, nước dùng sóng sánh và vị chua của măng tạo nên sự hấp dẫn cho món ăn đặc sản vùng biên giới.

2. Phở chua
Phở chua gồm bánh phở, khoai lang thái chỉ chiên giòn, xúng xàng, gan lợn rán, thịt vịt hoặc thịt ba chỉ quay, hành phi, lạc rang, dưa chuột, lạp sườn... Phần nước dùng hay được gọi là nước lèo vừa có vị ngậy của mỡ vịt, vừa thơm phức nhờ những gia vị ướp thịt trước khi quay. Khi ăn trộn lượng nước dùng vừa đủ sao cho nguyên liệu không bị nát mà gia vị vẫn thấm đều. Phở chua Lạng Sơn phải ăn nhẩn nha mới thưởng thức hết hương vị đặc biệt của nó, vì có tính hàn nên món ăn được ưa chuộng nhất vào mùa thu và mùa hè.

Món ngon Lạng Sơn

3. Bánh cuốn trứng
Bánh cuốn là món ăn được thực khách ưa chuộng nhất mỗi buổi sáng khi ở xứ Lạng. Nét đặc biệt riêng khác của món ăn nằm trong phần nhân bánh, thay bằng nhân thịt mộc nhĩ, nhân bánh chỉ bao gồm trứng gà. Khi có khách tới ăn, người chủ quán nhanh tay múc bột láng thật mỏng trên mặt nồi, bánh vừa chín tới, người ta liền giở nắp vung ra đập vào quả trứng gà, thịt nạc băm nhuyễn xào với hành, đậy nắp lại chừng 30 giây sau đó dùng một chiếc đũa tre dẹp khéo léo lật từng góc mép bánh cuộn lại vuông vắn ôm lấy nhân trứng bên trong.
Điều thú vị hơn là khi ăn bánh người dùng phải đưa miếng bánh vào miệng khéo léo để lòng đỏ trứng vỡ ra trong miệng hòa lẫn với vị béo béo ngậy ngậy, mặn ngọt của nước chấm thịt kho mới thấy hết được sự tinh tế trong ẩm thực của vùng quê này.

>>> Các món ẩm thực ở Lạng Sơn cũng có nét tương đồng với các món ăn truyền thống của du lịch Hàn Quốc

4. Khâu Nhục
Khâu nhục, còn gọi là nằm khâu, là món ăn có nguồn gốc từ Trung Quốc. Khâu nhục được du nhập vào Việt Nam qua sự biến tấu của người dân tộc Tày, Nùng, và qua thời gian đã trở thành món ăn đặc sản nổi tiếng của Lạng Sơn, được dùng trong những dịp gia đình có chuyện vui như lễ tết, cưới hỏi…
 

Theo truyền thống, khâu nhục được chế biến khá cầu kì từ thịt ba chỉ quay đã được ướp kĩ các loại gia vị: hung lìu, ngũ vị hương, địa liền, mật ong, rượu, dấm, xì dầu… chưng cách thuỷ trong khoảng thời gian từ 4-5 tiếng. Khâu nhục có thể ăn với cơm hoặc xôi, nhưng ngon nhất vẫn là ăn với bánh gật gù.

5. Bánh cao sằng
Nguyên liệu chính để làm món bánh cao sằng là gạo tẻ, nhân bánh làm bằng thịt lợn băm nhỏ và hành khô xào lên. Sau khi bột và nhân được làm xong sẽ được đổ vào khuôn, dàn đều cho mỏng và đem hấp cách thủy cho chín, khi bánh gần chín thì rưới nước thịt kho nước dừa đặc lên trên để tạo vị béo ngậy, quyện với mùi hành phi vô cùng hấp dẫn. Dùng dao sắc, cắt bánh thành hình chữ nhật khoảng cỡ bao diêm rồi rắc thêm chút lạc rang giã giập.

Điều đặc biệt là người Lạng Sơn ăn bánh kèm nước canh hầm từ xương lợn với hành hoa thái nhỏ. Khi ăn đổ ngập nuớc chấm vào bánh thì sẽ ngon hơn.

6. Bánh áp chao
Cái món ăn xuất xứ từ Trung Quốc khi du nhập vào Việt Nam, kết hợp với khẩu vị của người Việt đã thành một thứ quà đặc sắc của xứ Lạng. Áp chao làm từ thịt vịt thôi nhưng được chế biến khá độc đáo.
Thịt vịt làm sạch, chặt miếng quân cờ ướp hung lìu, bột canh và muối tiêu, hạt tiêu cho vừa. Lấy muôi dán múc bột đầy muôi, cho miếng thịt vịt vào giữa để bột ngấm đều miếng thịt vịt, thả vào trong chảo mỡ đang sôi, đảo đều khi nào bánh ngả màu vàng là được. Vớt bánh ra ăn nóng với đu đủ ngâm, dấm ớt, tiêu và rau sống.

 7. Lợn quay
Đây là món ăn đặc sản không chỉ ngon mà còn chế biến cầu kì và mang hương vị riêng của xứ Lạng.
Để làm lợn quay, người ta chọn những con tầm 20-35kg hơi. Người Lạng Sơn hay nuôi giống lợn móng cái có xương nhỏ, chắc thịt và nạc nhiều nên thịt quay thơm ngon. Thịt lợn cả con được cạo lông làm sạch sao cho da lợn không bị xước rách, để khi quay chín da lợn không bị vỡ làm mất nước ngọt và mùi thơm của thịt.
 
Món ngon Lạng Sơn

Lợn được mổ moi hết nội tạng, lấy muối tiêu xát đều trong bụng lợn cho đủ độ ngấm, rồi lấy lá mác mật rửa sạch cả cuống và lá để ráo nước rồi cho vào bụng lợn. Dùng một chiếc xiên bằng gỗ hoặc bằng cây hóp xiên từ khấu đuôi lên thẳng mồm, sau đó lấy lạt buộc chặt cây gỗ và xương sống con lợn, lấy lạt buộc kín bụng con lợn lại. Để cho lợn quay có bì vàng xẫm thật ngon, người ta dùng mật ong hòa với dấm bôi kĩ một lượt lên toàn thân con lợn. Sau đó mang con lợn ra quay trên đống than củi đang cháy hồng, chú ý quay thật đều sao cho con lợn không có chỗ sống, chỗ chín.

8. Măng ớt
Nếu ai đã từng đến Lạng Sơn, sẽ không thể “làm ngơ” trước một đặc sản của vùng này, đó là món măng ngâm ớt cùng mắc mật tươi.

Món ngon Lạng Sơn

Người Lạng Sơn xem món măng ớt và mắc mật ngâm là món ăn quen thuộc có thể ăn cùng cơm, phở hoặc bất cứ món ăn gì hàng ngày. Thường thì khoảng tháng 6, tháng 7 mắc mật vào vụ chín, lúc ấy măng trên rừng cũng vào độ ngon nhất sau những cơn mưa đầu hè. Người ta sẽ chọn loại măng mai hoặc măng vầu no tròn, thái miếng. Mắc mật chín vừa độ và ớt loại quả nhỏ. Tất cả cùng ngâm với giấm, tạo ra một loại hương vị đặc biệt chỉ có ở vùng địa đầu tổ quốc này.

9. Cải ngồng
Ngồng cải là một thứ thân non của cây, có hoa màu vàng, mọc cao vổng lên, nếu ăn thường rất đắng. Cải ngồng Lạng Sơn thực ra cũng chỉ là thứ cải ngọt bình thường nhưng không biết do mầu mỡ của đất đai hay bởi sự chăm sóc khéo léo của người Lạng Sơn mà ngồng cải cứ mơn mởn xanh, lại ngọt và thơm đến thế.
 
Món ngon Lạng Sơn

Để ăn ngồng cải, người ta cũng chế biến như đối với các rau thường dùng: có thể xào, luộc hoặc nấu tuỳ ý thích mỗi người. Nhưng cách làm ngon nhất, hấp dẫn nhất vẫn là xào chung với thịt bò.

10. Nem nướng Hữu Lũng
Nghe đến món nem nhiều người sẽ nghĩ ngay đến món nem chua nức tiếng gần xa của Xứ Thanh. Nhưng nem nướng Lạng Sơn có hương rất đặc biệt (chỉ có ở huyện Hữu Lũng). Để có được nem ngon phải chọn được phần thịt lợn khoét vai không quá nạc nhưng cũng không được quá mỡ, phải chọn con lợn mới mổ, thịt hồng.

Món ngon Lạng Sơn

Thịt mua về được thái sợi nhỏ, bì lợn cạo sạch lông, đem luộc chín. Sau đó trộn cả phần thịt và bì với bột thính, gói lại bằng lá chuối tươi. Thịt sau khi lên men tỏa mùi chua ngai ngái được nướng trên bếp than hoa cho cháy lá, tỏa hương thơm đầy mời gọi, khi ăn kẹp vào lá đinh lăng hoặc lá sung chấm kèm tương ớt. Vị chua, ngọt, cay dịu tạo nên hương vị hấp dẫn, khó có thể chối từ.

11. Na Chi Lăng
Cuối tháng 8, đầu tháng 9, khi tiết trời thu se lạnh tràn về cũng là lúc đến mùa na chín. Lạng Sơn được coi là một trong những “vựa na” lớn nhất cả nước. Và vùng núi đá vôi Kai Kinh ở hai huyện Hữu Lũng và Chi Lăng là vương quốc na nơi đây.
 
Món ngon Lạng Sơn

Na Chi Lăng mắt hồng, quả to, tròn căng, bóng mẩy và ngọt sắc. Để chuyển những trái na từ trên đỉnh núi xuống, người ta đã làm những chiếc ròng rọc chạy từ trên cao xuống tận chân núi nên đôi khi khách du lịch còn gọi đặc sản này là “na đu dây”.

12. Rượu Mẫu Sơn
Trong vắt như nước suối, đậm đà, không quá cay nồng mà cũng không quá nhạt, thơm dịu của lá và rễ cây thuốc, ai đã từng uống một lần thì mãi không quên được, đó là rượu Mẫu Sơn xứ Lạng. Rượu Mẫu Sơn do chính tay người dân tộc Dao sống trên đỉnh Mẫu Sơn (Lộc Bình - Lạng Sơn) chưng cất ở độ cao 800-1000m so với mặt biển bằng phương thức truyền thống, được lưu truyền từ đời này qua đời khác.

Món ngon Lạng Sơn

Để chưng cất được loại rượu có một không hai này, ngoài nguyên liệu chính là gạo và nước suối thì chất gây men không thể thiếu là lá rừng. Men lá được pha chế từ hơn 30 loại thảo dược quý hiếm như: cây 30 rễ, dây nước, trầu rừng, dây ngọt,…. Các loại thảo dược sau khi rửa sạch, phơi khô thì trộn đều, giã nhỏ với nhau và đem đun. Đợt nước đầu dùng để nhào bột, nước hai để ngâm gạo. Hương vị đặc trưng của rượu Mẫu Sơn được khẳng định qua việc đòi hỏi sự tỉ mỉ trong từng công đoạn: nấu cơm, trộn men, ủ lên men và cho vào hũ, bịt kín trong khoảng 15-25 ngày mới đem chưng cất.

Xem thêm du lịch Nhật Bản | du lịch Malaysia | du lịch Singapore

Đọc thêm..
Du lịch Lạng Sơn - Lạng Sơn là một trong những nơi phát hiện ra các di chỉ của người Việt thời sơ sử, tiền sử. Nơi đây còn in đậm dấu ấn của các nền văn hoá truyền thống của nhiều dân tộc ở Việt Nam. Những dân tộc có đông cư dân ở Lạng Sơn như Nùng, Tày, Việt, Dao với nhiều phong tục tập quán và lễ hội rất độc đáo.

1. Lễ hội Quỳnh Sơn
Lễ hội Quỳnh Sơn được tổ chức trong hai ngày 12 và 13 tháng giêng âm lịch hàng năm, tại xã Quỳnh Sơn huyện Bắc Sơn.

Phần lễ là lễ rước kiệu ông Dương Tự Minh người dân dộc Tày, là thủ lĩnh của Phủ Phú Lương. Đời nhà Lý ông là người có công trong cuộc chinh chiến chống quân xâm lược nhà Tống, giữ vững vùng biên cương phía Bắc của nước Đại Việt đầu thế kỷ thứ XII.

lễ hội ở lạng sơn, le hoi o lang son

Phần hội với nhiều trò chơi, trò diễn dân gian vui nhộn, thể hiện được những ý nghĩa triết lý nhân văn sâu sắc về một lễ hội cầu mùa, cầu cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, người người, nhà nhà no ấm, hạnh phúc. Tiêu biểu đó là trò đánh cờ tiên, đánh đu, ném còn, giã gạo, gói bánh chưng đen…

>>> Đi ngay tour du lịch Lạng Sơn tổ chức bởi EverestTravel - Công ty du lịch uy tín tại Hà Nội

2. Lễ hội đền Vua Lê
Lễ hội đền vua Lê diễn ra vào ngày 23 tháng giêng hàng năm, thuộc xã Hoàng Đồng, thành phố Lạng Sơn là một lễ hội truyền thống mang ý nghĩa lịch sử sâu sắc.

lễ hội ở lạng sơn, le hoi o lang son

Mở đầu lễ hội là lễ khai mạc diễn ra tưng bừng và nhộn nhịp với sự xuất hiện của các đội múa sư tử, đầy tinh thần thượng võ. Tiếp đó là chương trình văn nghệ với những tiết mục hát, múa đậm đà bản sắc dân tộc, tạo được ấn tượng sâu đậm trong lòng người dự hội về những nét đẹp văn hóa của đồng bào các dân tộc Xứ Lạng. Đặc biệt, các tiết mục hát then, đàn tính khiến cho không khí buổi khai mạc thêm vui tươi, náo nức hơn. Ngay sau tiếng trống khai hội, đại biểu, nhân dân và du khách thập phương vào đền dâng hương, cầu cho quốc thái dân an, nhân khang, vật thịnh, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Kế đó, các trò chơi vui hội hào hứng và ý nghĩa như: đẩy gậy, đánh cờ tướng,… thu hút nhiều người dự hội tham gia và cổ vũ, khiến cho ngày hội đã nhộn nhịp lại càng đông vui hơn.

3. Lễ hội đền Bắc Lệ
Lễ hội đền Bắc Lê được tổ chức trong vòng 3 ngày từ ngày 18 đến ngày 20 tháng 9 âm lịch hàng năm.
Lễ hội gồm có các phần lễ chính như lễ tắm ngai (người dân lấy nước suối đền Bắc Lệ về lau tượng Mẫu đệ nhất Thượng ngàn và ngai đức vua cha Ngọc Hoàng), lễ chính tiệc (cỗ tam sinh, cỗ chay làm vật hiến tế), lễ rước. Sau đó mọi người cùng tập trung dùng đại tiệc với quan niệm: một miếng lộc thánh bằng một gánh lộc trần.

4. Lễ hội chùa Tiên
Lễ hội Chùa Tiên xuất phát từ tín ngưỡng thờ đá và thờ nguồn nước của cư dân nông nghiệp. Lễ hội được diễn ra trong ngày 18 tháng giêng. Ngày nay lễ hội mang tính chất là ngày hội cầu tài, cầu lộc.
Phần lễ, bao gồm: các lễ hội thờ Phật, với nghi thức khai hội và phần nghi lễ tế. Điều đặc biệt ở lễ hội Chùa Tiên, các đồ lễ vật đặt lên các bàn thờ không được dâng lợn quay - vật lễ thường được dâng cúng ở các lễ hội khác.

lễ hội ở lạng sơn, le hoi o lang son

Phần hội là các trò chơi dân gian và các tiết mục giao lưu văn nghệ đặc sắc.

5. Hội chùa Tam Thanh

Hội chùa được mở vào ngày 15 tháng giêng hàng năm.
Sáng ngày 15, các cụ già tập hợp trước Tam bảo tụng kinh, gõ mõ, cầu đức Phật phù hộ cho dân chúng một năm mới bình an, mạnh khỏe. Lúc này, các đội sư tử lên chùa múa lễ, mọi người dân đi theo sau thắp hương lễ Phật, thánh, Mẫu trong chùa.

lễ hội ở lạng sơn, le hoi o lang son

Quy trình tế lễ gồm các tuần hương, hoa, trà, tửu, đọc chúc văn, hóa vàng. Về phần hội, bao gồm: những hoạt động phong phú như đấu cờ người, thi múa võ, ném còn và các làn điệu sli, then, lượn, quan họ, chèo hòa theo cùng tiếng đàn then, đàn nhị tạo nên không khí ngày hội sôi động, hào hứng.

6. Lễ hội đầu pháo Kỳ Lừa
Tổ chức từ ngày 22 đến 27 tháng Giêng âm lịch tại đền Tả Phủ, chợ Kỳ Lừa. Trong lễ hội này, một dây pháo dài khoảng 8 tấc, to 1,5 phân, đầu pháo có vòng đồng đính, sẽ được làm lễ đốt sau ngày khai hạ. Người nào cướp được vòng đồng ở đầu pháo sẽ được thưởng một con gà, một cân xôi, một cân rượu và quan trọng hơn cả là năm ấy, họ sẽ được mạnh khỏe, phát tài.

Xem thêm du lịch Côn Đảo | du lịch Phú Quốc | du lịch Huế

Lễ hội ở Lạng Sơn

Du lịch Lạng Sơn - Lạng Sơn là một trong những nơi phát hiện ra các di chỉ của người Việt thời sơ sử, tiền sử. Nơi đây còn in đậm dấu ấn của các nền văn hoá truyền thống của nhiều dân tộc ở Việt Nam. Những dân tộc có đông cư dân ở Lạng Sơn như Nùng, Tày, Việt, Dao với nhiều phong tục tập quán và lễ hội rất độc đáo.

1. Lễ hội Quỳnh Sơn
Lễ hội Quỳnh Sơn được tổ chức trong hai ngày 12 và 13 tháng giêng âm lịch hàng năm, tại xã Quỳnh Sơn huyện Bắc Sơn.

Phần lễ là lễ rước kiệu ông Dương Tự Minh người dân dộc Tày, là thủ lĩnh của Phủ Phú Lương. Đời nhà Lý ông là người có công trong cuộc chinh chiến chống quân xâm lược nhà Tống, giữ vững vùng biên cương phía Bắc của nước Đại Việt đầu thế kỷ thứ XII.

lễ hội ở lạng sơn, le hoi o lang son

Phần hội với nhiều trò chơi, trò diễn dân gian vui nhộn, thể hiện được những ý nghĩa triết lý nhân văn sâu sắc về một lễ hội cầu mùa, cầu cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, người người, nhà nhà no ấm, hạnh phúc. Tiêu biểu đó là trò đánh cờ tiên, đánh đu, ném còn, giã gạo, gói bánh chưng đen…

>>> Đi ngay tour du lịch Lạng Sơn tổ chức bởi EverestTravel - Công ty du lịch uy tín tại Hà Nội

2. Lễ hội đền Vua Lê
Lễ hội đền vua Lê diễn ra vào ngày 23 tháng giêng hàng năm, thuộc xã Hoàng Đồng, thành phố Lạng Sơn là một lễ hội truyền thống mang ý nghĩa lịch sử sâu sắc.

lễ hội ở lạng sơn, le hoi o lang son

Mở đầu lễ hội là lễ khai mạc diễn ra tưng bừng và nhộn nhịp với sự xuất hiện của các đội múa sư tử, đầy tinh thần thượng võ. Tiếp đó là chương trình văn nghệ với những tiết mục hát, múa đậm đà bản sắc dân tộc, tạo được ấn tượng sâu đậm trong lòng người dự hội về những nét đẹp văn hóa của đồng bào các dân tộc Xứ Lạng. Đặc biệt, các tiết mục hát then, đàn tính khiến cho không khí buổi khai mạc thêm vui tươi, náo nức hơn. Ngay sau tiếng trống khai hội, đại biểu, nhân dân và du khách thập phương vào đền dâng hương, cầu cho quốc thái dân an, nhân khang, vật thịnh, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Kế đó, các trò chơi vui hội hào hứng và ý nghĩa như: đẩy gậy, đánh cờ tướng,… thu hút nhiều người dự hội tham gia và cổ vũ, khiến cho ngày hội đã nhộn nhịp lại càng đông vui hơn.

3. Lễ hội đền Bắc Lệ
Lễ hội đền Bắc Lê được tổ chức trong vòng 3 ngày từ ngày 18 đến ngày 20 tháng 9 âm lịch hàng năm.
Lễ hội gồm có các phần lễ chính như lễ tắm ngai (người dân lấy nước suối đền Bắc Lệ về lau tượng Mẫu đệ nhất Thượng ngàn và ngai đức vua cha Ngọc Hoàng), lễ chính tiệc (cỗ tam sinh, cỗ chay làm vật hiến tế), lễ rước. Sau đó mọi người cùng tập trung dùng đại tiệc với quan niệm: một miếng lộc thánh bằng một gánh lộc trần.

4. Lễ hội chùa Tiên
Lễ hội Chùa Tiên xuất phát từ tín ngưỡng thờ đá và thờ nguồn nước của cư dân nông nghiệp. Lễ hội được diễn ra trong ngày 18 tháng giêng. Ngày nay lễ hội mang tính chất là ngày hội cầu tài, cầu lộc.
Phần lễ, bao gồm: các lễ hội thờ Phật, với nghi thức khai hội và phần nghi lễ tế. Điều đặc biệt ở lễ hội Chùa Tiên, các đồ lễ vật đặt lên các bàn thờ không được dâng lợn quay - vật lễ thường được dâng cúng ở các lễ hội khác.

lễ hội ở lạng sơn, le hoi o lang son

Phần hội là các trò chơi dân gian và các tiết mục giao lưu văn nghệ đặc sắc.

5. Hội chùa Tam Thanh

Hội chùa được mở vào ngày 15 tháng giêng hàng năm.
Sáng ngày 15, các cụ già tập hợp trước Tam bảo tụng kinh, gõ mõ, cầu đức Phật phù hộ cho dân chúng một năm mới bình an, mạnh khỏe. Lúc này, các đội sư tử lên chùa múa lễ, mọi người dân đi theo sau thắp hương lễ Phật, thánh, Mẫu trong chùa.

lễ hội ở lạng sơn, le hoi o lang son

Quy trình tế lễ gồm các tuần hương, hoa, trà, tửu, đọc chúc văn, hóa vàng. Về phần hội, bao gồm: những hoạt động phong phú như đấu cờ người, thi múa võ, ném còn và các làn điệu sli, then, lượn, quan họ, chèo hòa theo cùng tiếng đàn then, đàn nhị tạo nên không khí ngày hội sôi động, hào hứng.

6. Lễ hội đầu pháo Kỳ Lừa
Tổ chức từ ngày 22 đến 27 tháng Giêng âm lịch tại đền Tả Phủ, chợ Kỳ Lừa. Trong lễ hội này, một dây pháo dài khoảng 8 tấc, to 1,5 phân, đầu pháo có vòng đồng đính, sẽ được làm lễ đốt sau ngày khai hạ. Người nào cướp được vòng đồng ở đầu pháo sẽ được thưởng một con gà, một cân xôi, một cân rượu và quan trọng hơn cả là năm ấy, họ sẽ được mạnh khỏe, phát tài.

Xem thêm du lịch Côn Đảo | du lịch Phú Quốc | du lịch Huế
Đọc thêm..