Đến với cao nguyên đá đồng văn để thưởng thức món cháo ẩu tẩu vừa ngon vừa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.

Du lịch Hà Giang bạn không chỉ tìm đến những địa điểm khám phá như cột cờ Lũng Cú, cao nguyên đá… Bạn còn có dịp thưởng thức những món ăn ngon, lạ và bổ ích ở nơi đây.

Ở Hà Giang, cháo ấu tẩu là một vị thuốc của người Mông. Món cháo này có cái tên là cháo ấu tẩu bởi nó được chế biến từ gạo nương và chân giò lợn, sau đó đem nấu lẫn với củ ấu tẩu tạo thành món ăn vô cùng độc đáo. Món cháo này là bắt nguồn từ một vị thuốc của đồng bào vùng cao. Người Mông trồng rất nhiều củ ấu tẩu trên núi. Khi mới đào lên, củ có màu đen và nó gần giống với củ ấu tẩu ở đồng bằng.



Khi chế biến món ăn cần hết sức cẩn thận, vì  trong củ ấu tẩu có một lượng chất độ. Bởi vậy, nếu không có kinh nghiệm, sử dụng không đúng sẽ rất dễ gây ra ngộ độc cho người ăn.

Khám phá thêm các món ăn truyền thống Myanmar trong hành trình du lịch Myanmar tháng 4.

Ngoài ra, người Mông đem ngâm củ ấu tẩu với rượu có công dụng thoa lên da để trị các vết thương kín, đau lưng, đau xương. Không được phép uống loại rượu này bới sẽ gây lên những hiện tượng co giật, nếu không kịp thời cấp cứu có thể dẫn đến tử vong.

Để nấu được nồi cháo ấu tẩu thơm ngon, thì củ ấu tẩu phải được ngâm kỹ trong nước vo gạo đặc một đêm. Sau đó, đem ninh cho tới khi củ ấu mềm ra, bở tơi. Bước tiếp theo là lấy gạo tẻ trộn thêm ít nếp cái hoa vàng để cho cháo đặc sánh. Bột củ ấu tẩu sau đó được nấu lẫn  cùng với  gạo và nước dùng  được ninh từ chân giò lợn trong vòng 3 đến 4 giờ. Khi múc ra bát, bát cháo được rắc đều thêm hành, rau mùi. Món cháo này có thể ăn kèm với  trứng gà và thịt nạc thăn băm nhỏ tạo nên mùi thơm ngon đặc biệt.

Cháo ấu tẩu có mầu nâu đậm, khi ăn bạn sẽ cảm thấy hơi đăng đắng, ngai ngái và bùi bùi. Nếu bạn ăn lần đầu món cháu này, thì sẽ cảm thấy hơi khó ăn một chút.Bát cháo ấu tẩu với vị đắng hòa cùng miếng ấu tẩu thơm, bùi, dẻo, với vị ngọt của nước xương ninh và thơm ngậy của trứng đọng lại, tạo cảm giác lạ miệng và hấp dẫn cho những ai từng thử món ăn này.

Xem thêm du lịch Nhất Bản khám phá cố đô Kyoto đầy thú vị hấp dẫn.

Thưởng thức món cháo ấu tẩu Hà Giang

Đến với cao nguyên đá đồng văn để thưởng thức món cháo ẩu tẩu vừa ngon vừa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.

Du lịch Hà Giang bạn không chỉ tìm đến những địa điểm khám phá như cột cờ Lũng Cú, cao nguyên đá… Bạn còn có dịp thưởng thức những món ăn ngon, lạ và bổ ích ở nơi đây.

Ở Hà Giang, cháo ấu tẩu là một vị thuốc của người Mông. Món cháo này có cái tên là cháo ấu tẩu bởi nó được chế biến từ gạo nương và chân giò lợn, sau đó đem nấu lẫn với củ ấu tẩu tạo thành món ăn vô cùng độc đáo. Món cháo này là bắt nguồn từ một vị thuốc của đồng bào vùng cao. Người Mông trồng rất nhiều củ ấu tẩu trên núi. Khi mới đào lên, củ có màu đen và nó gần giống với củ ấu tẩu ở đồng bằng.



Khi chế biến món ăn cần hết sức cẩn thận, vì  trong củ ấu tẩu có một lượng chất độ. Bởi vậy, nếu không có kinh nghiệm, sử dụng không đúng sẽ rất dễ gây ra ngộ độc cho người ăn.

Khám phá thêm các món ăn truyền thống Myanmar trong hành trình du lịch Myanmar tháng 4.

Ngoài ra, người Mông đem ngâm củ ấu tẩu với rượu có công dụng thoa lên da để trị các vết thương kín, đau lưng, đau xương. Không được phép uống loại rượu này bới sẽ gây lên những hiện tượng co giật, nếu không kịp thời cấp cứu có thể dẫn đến tử vong.

Để nấu được nồi cháo ấu tẩu thơm ngon, thì củ ấu tẩu phải được ngâm kỹ trong nước vo gạo đặc một đêm. Sau đó, đem ninh cho tới khi củ ấu mềm ra, bở tơi. Bước tiếp theo là lấy gạo tẻ trộn thêm ít nếp cái hoa vàng để cho cháo đặc sánh. Bột củ ấu tẩu sau đó được nấu lẫn  cùng với  gạo và nước dùng  được ninh từ chân giò lợn trong vòng 3 đến 4 giờ. Khi múc ra bát, bát cháo được rắc đều thêm hành, rau mùi. Món cháo này có thể ăn kèm với  trứng gà và thịt nạc thăn băm nhỏ tạo nên mùi thơm ngon đặc biệt.

Cháo ấu tẩu có mầu nâu đậm, khi ăn bạn sẽ cảm thấy hơi đăng đắng, ngai ngái và bùi bùi. Nếu bạn ăn lần đầu món cháu này, thì sẽ cảm thấy hơi khó ăn một chút.Bát cháo ấu tẩu với vị đắng hòa cùng miếng ấu tẩu thơm, bùi, dẻo, với vị ngọt của nước xương ninh và thơm ngậy của trứng đọng lại, tạo cảm giác lạ miệng và hấp dẫn cho những ai từng thử món ăn này.

Xem thêm du lịch Nhất Bản khám phá cố đô Kyoto đầy thú vị hấp dẫn.
Đọc thêm..
Đặt tour du lịch Singapore từ Hà Nội chất lượng tour tốt nhất. Cam kết giá tour tốt cho khách đoàn, khách ghép, đoàn khách gia đình. Everest Travel - Công ty du lịch uy tín tại Hà Nội nhà tổ chứ tour du lịch Singapore 6 năm kinh nghiệm có tiếng trong năm 2015 đã đưa hơn 200 đoàn khách đi tour tăm quốc đảo sư tử Singapore.
 
Thành phố Singapore về đêm

Everest Travel tổ chức tour Singapore khởi hành thứ 5 hàng tuần. Du lịch Thái Lan từ Hà Nội khởi hành thứ 4 hàng tuần. Đây là 2 tour chính du lịch của chúng tôi. Nó được coi như đứa con tinh thần, chủ lực của công ty du lịch Everest.

+ Tour Singapore 4 ngày 3 đêm: Giá 10,900,000Đ/ người

+ Tour Singapore - Malaysia 6 ngày 5 đêm. Giá 12,990,000Đ/ người

2 chương trình du lịch Singapore từ Hà Nội trên đều khởi hành bằng hàng không Vietnam Airline. Giá tour trọn gói: Vé máy bay 2 chiều, ăn uống, ngủ nghỉ khách sạn 3*, vé thăm quan, bảo hiểm... Các bạn chỉ việc gọi điện HOTLINE 0988 603 318(Mrs Nguyệt) để đăng ký tour và đợi ngày lên đường.

Đặt tour du lịch Singapore từ Hà Nội tại Everest Travel được ưu đãi ngay 1,000,000Đ/ người.

Tour Singapore - Malaysia 6 ngày chúng tôi thường nhận được người khách hơn vì giá tour 4 ngày 3 đêm và 6 ngày 5 đêm chỉ chênh lệch nhau 2 triệu. Khi đi du lịch Malaysia các bạn còn được trải nghiệm nhiều công trình kiến trúc đẹp lỗng lẫy, khám phá ẩm thực Malaysia mà không phải lúc nào cũng đi được.

Động Batu - Malaysia quá đẹp và đẳng cấp


Rất tiện lợi, nhanh chóng về thủ tục, chất lượng tour Singapore hàng đầu là ưu điểm của Everest Travel.

 Các bạn hãy cùng chúng tôi bắt đầu những chuyến hành trình đi Singapore, du lịch Nhật Bản đặc sắc nhất trong những tháng đầu năm 2016.

Liên hệ ngay với chúng tôi: Công ty du lịch uy tín tại Hà Nội - Everest Travel 37 Tràng Thi để tư vấn nhanh nhất.


Đặt tour du lịch Singapore từ Hà Nội

Đặt tour du lịch Singapore từ Hà Nội chất lượng tour tốt nhất. Cam kết giá tour tốt cho khách đoàn, khách ghép, đoàn khách gia đình. Everest Travel - Công ty du lịch uy tín tại Hà Nội nhà tổ chứ tour du lịch Singapore 6 năm kinh nghiệm có tiếng trong năm 2015 đã đưa hơn 200 đoàn khách đi tour tăm quốc đảo sư tử Singapore.
 
Thành phố Singapore về đêm

Everest Travel tổ chức tour Singapore khởi hành thứ 5 hàng tuần. Du lịch Thái Lan từ Hà Nội khởi hành thứ 4 hàng tuần. Đây là 2 tour chính du lịch của chúng tôi. Nó được coi như đứa con tinh thần, chủ lực của công ty du lịch Everest.

+ Tour Singapore 4 ngày 3 đêm: Giá 10,900,000Đ/ người

+ Tour Singapore - Malaysia 6 ngày 5 đêm. Giá 12,990,000Đ/ người

2 chương trình du lịch Singapore từ Hà Nội trên đều khởi hành bằng hàng không Vietnam Airline. Giá tour trọn gói: Vé máy bay 2 chiều, ăn uống, ngủ nghỉ khách sạn 3*, vé thăm quan, bảo hiểm... Các bạn chỉ việc gọi điện HOTLINE 0988 603 318(Mrs Nguyệt) để đăng ký tour và đợi ngày lên đường.

Đặt tour du lịch Singapore từ Hà Nội tại Everest Travel được ưu đãi ngay 1,000,000Đ/ người.

Tour Singapore - Malaysia 6 ngày chúng tôi thường nhận được người khách hơn vì giá tour 4 ngày 3 đêm và 6 ngày 5 đêm chỉ chênh lệch nhau 2 triệu. Khi đi du lịch Malaysia các bạn còn được trải nghiệm nhiều công trình kiến trúc đẹp lỗng lẫy, khám phá ẩm thực Malaysia mà không phải lúc nào cũng đi được.

Động Batu - Malaysia quá đẹp và đẳng cấp


Rất tiện lợi, nhanh chóng về thủ tục, chất lượng tour Singapore hàng đầu là ưu điểm của Everest Travel.

 Các bạn hãy cùng chúng tôi bắt đầu những chuyến hành trình đi Singapore, du lịch Nhật Bản đặc sắc nhất trong những tháng đầu năm 2016.

Liên hệ ngay với chúng tôi: Công ty du lịch uy tín tại Hà Nội - Everest Travel 37 Tràng Thi để tư vấn nhanh nhất.


Đọc thêm..
Du lịch Nhật Bản: Nhắc tới trang phục của người Nhật, hẳn mọi người đều liên tưởng đến trang phục truyền thống Kimono. Kimono theo nghĩa là "đồ để mặc", nhưng theo thời gian và sự đặc biệt trong thiết kế, nó được bạn bè quốc tế lấy luôn với tên gọi Kimono.

Kimono của nam và nữ có sự khác biệt về họa tiết. Áo Kimono cho phụ nữ thường có các hoạ tiết hoa, lá và các biểu tượng thiên nhiên khác, phản ánh tình yêu thiên nhiên của người Nhật Bản. Còn Kimono cho nam giới thường không có hoa văn, màu tối, có in gia huy của dòng họ, thường thì màu đen là màu sang trọng nhất.

Trang phục truyền thống Kimono Nhật Bản

Nhìn vào màu sắc Kimono, ta có thể dễ dàng nhận biết vị trí xã hội hay tuổi tác của người mặc. Những màu có gốc sáng, đặc biệt là màu đỏ, được dùng cho trẻ em và phụ nữ trẻ chưa chồng.
Kimono có nhiều loại, Furisode, Yukata, Houmongi, Tomesode, Shiromaku, Tsumugi, Tsukesage. Mỗi loại có một ý nghĩa, và đặc trưng riêng, như Furisode là loại áo dành riêng cho con gái chưa chồng với tay áo rộng, thường mặc trong các ngày lễ lớn. Yukata là loại Kimono thông thường, được mặc vào mùa hè. Còn Houmongi là trang phục đi lễ của người phụ nữ đã có chồng, dùng đi dự đám cưới hay tiệc trà. Tomesoda là loại y phục trang trọng dành cho phụ nữ đã có gia đình, Omesode đen có thêu phù hiệu gia tộc dùng để mặc trong các sự kiện trang trọng như đám cưới của một người thân. Shiromaku là trang phục cưới của con gái Nhật, với đuôi váy tròn, trải dài...

Trang phục truyền thống Kimono Nhật Bản

Trước khi mặc Kimono, phải mặc một bộ áo lót trong, thường là màu trắng. Một bộ Kimono hoàn chỉnh, không thể thiếu các phụ kiện đi kèm như: thắt lưng, trâm cài đầu, guốc gỗ, tất tabi màu trắng, cây dù trúc truyền thống.

Chi tiết thắt khăn lưng Obi vô cùng thú vị. Một chiếc Obi thông thường dài khoảng 4,2m, rộng 30cm. Nhật Bản có hơn 100 kiểu thắt, các kiểu thắt thường phản ánh sự vật trong tự nhiên. Kiểu thịnh hành nhất là kiểu bunko-musubi, với đặc trưng như bươm bướm đang rủ cánh, hay kiểu ateyanoji-musubi với hình dạng chiếc nơ lớn nghiêng một góc 45độ.

Cũng giống như Áo dài Việt Nam, Kimono của Nhật ngày nay cũng được cách tân, và giản lược hóa các chi tiết, họa tiết trên áo để hợp với xu hướng thời trang hiện đại, và dễ dàng hơn cho người mặc. Nhưng xét về toàn cục thì nó vẫn giữ được nét độc đáo riêng biệt của nó.

Xem thêm du lịch Thái Lan | du lịch Hàn Quốc


Trang phục truyền thống Kimono Nhật Bản

Du lịch Nhật Bản: Nhắc tới trang phục của người Nhật, hẳn mọi người đều liên tưởng đến trang phục truyền thống Kimono. Kimono theo nghĩa là "đồ để mặc", nhưng theo thời gian và sự đặc biệt trong thiết kế, nó được bạn bè quốc tế lấy luôn với tên gọi Kimono.

Kimono của nam và nữ có sự khác biệt về họa tiết. Áo Kimono cho phụ nữ thường có các hoạ tiết hoa, lá và các biểu tượng thiên nhiên khác, phản ánh tình yêu thiên nhiên của người Nhật Bản. Còn Kimono cho nam giới thường không có hoa văn, màu tối, có in gia huy của dòng họ, thường thì màu đen là màu sang trọng nhất.

Trang phục truyền thống Kimono Nhật Bản

Nhìn vào màu sắc Kimono, ta có thể dễ dàng nhận biết vị trí xã hội hay tuổi tác của người mặc. Những màu có gốc sáng, đặc biệt là màu đỏ, được dùng cho trẻ em và phụ nữ trẻ chưa chồng.
Kimono có nhiều loại, Furisode, Yukata, Houmongi, Tomesode, Shiromaku, Tsumugi, Tsukesage. Mỗi loại có một ý nghĩa, và đặc trưng riêng, như Furisode là loại áo dành riêng cho con gái chưa chồng với tay áo rộng, thường mặc trong các ngày lễ lớn. Yukata là loại Kimono thông thường, được mặc vào mùa hè. Còn Houmongi là trang phục đi lễ của người phụ nữ đã có chồng, dùng đi dự đám cưới hay tiệc trà. Tomesoda là loại y phục trang trọng dành cho phụ nữ đã có gia đình, Omesode đen có thêu phù hiệu gia tộc dùng để mặc trong các sự kiện trang trọng như đám cưới của một người thân. Shiromaku là trang phục cưới của con gái Nhật, với đuôi váy tròn, trải dài...

Trang phục truyền thống Kimono Nhật Bản

Trước khi mặc Kimono, phải mặc một bộ áo lót trong, thường là màu trắng. Một bộ Kimono hoàn chỉnh, không thể thiếu các phụ kiện đi kèm như: thắt lưng, trâm cài đầu, guốc gỗ, tất tabi màu trắng, cây dù trúc truyền thống.

Chi tiết thắt khăn lưng Obi vô cùng thú vị. Một chiếc Obi thông thường dài khoảng 4,2m, rộng 30cm. Nhật Bản có hơn 100 kiểu thắt, các kiểu thắt thường phản ánh sự vật trong tự nhiên. Kiểu thịnh hành nhất là kiểu bunko-musubi, với đặc trưng như bươm bướm đang rủ cánh, hay kiểu ateyanoji-musubi với hình dạng chiếc nơ lớn nghiêng một góc 45độ.

Cũng giống như Áo dài Việt Nam, Kimono của Nhật ngày nay cũng được cách tân, và giản lược hóa các chi tiết, họa tiết trên áo để hợp với xu hướng thời trang hiện đại, và dễ dàng hơn cho người mặc. Nhưng xét về toàn cục thì nó vẫn giữ được nét độc đáo riêng biệt của nó.

Xem thêm du lịch Thái Lan | du lịch Hàn Quốc


Đọc thêm..
Du lịch Hà Giang: Nằm ở vị trí đắc địa, trên một ngọn đồi thấp trong thung lũng Sà Phìn, dinh họ Vương từng một thời là ngôi nhà quyền uy nhất, nổi bật với cảnh sắc xung quanh nhờ những đường nét chạm khắc tinh xảo, hoa văn cầu kỳ trong từng chi tiết thể hiện ở kiến trúc mang màu sắc phong kiến vương giả đầy thâm trầm, uy nghiêm của vùng Hà Giang rộng lớn, phía sau cánh cổng Trời Quản Bạ.

Dinh thự vua mèo ở Hà Giang

Nơi đây gắn liền với nhiều câu chuyện huyền bí chưa có lời giải đáp

Hàng sa mộc đứng uy nghiêm, thân rắn chắc, cao vút suốt dọc hai bên bậc tam cấp. Dinh thự không lớn với tường đá bao quanh, dày 60cm – 1m và cao 3 m. Toàn bộ ngôi nhà được dựng bằng đá xanh, gỗ thông, gỗ pơmu và ngòi đất nung được chạm trổ tinh xảo và mái nhà được lợp bằng ngói máng – nét đặc trưng của những ngôi nhà vùng cao. Tất cả đã phủ màu rêu xanh của thời gian.
Dinh thự có 3 gian: gian ngoài, gian giữa và gian trong được bố trí hài hòa với khoảnh sân lát đá làm nhiệm vụ đón ánh sáng. Trong gian chính vẫn còn hình chụp của đại gia đình Vương Chính Đức. Mỗi căn phòng đều có ghi rõ gian nhà, phòng của bà cả, bà hai, bà ba, phòng của gia nhân, kho thuốc phiện….

Dinh thự vua mèo ở Hà Giang

Người dân nơi đây còn kể lại, Vương Chính Đức đã mời thầy địa lý người Trung Quốc đi khảo sát khắp vùng để tìm đất xây dinh thự này. Khi đến thung lũng Sà Phìn, thầy địa lý đã chọn nơi đây bởi địa thế nổi lên như mai rùa, coi như là nơi thần kim quy dựng nghiệp. Dinh thự họ Vương ngày trước làm trong ba tháng mới xong, vững chắc và cùng với dãy sa mộc vươn cao khiến ngôi nhà mang hình chữ Vương độc đáo.

Dòng họ Vương đã làm chủ cao nguyên đá Đồng Văn (gồm bốn huyện phía Bắc của Hà Giang) trong một thời gian dài. Căn nhà có tuổi đời gần 100 năm, trải qua nhiều biến cố thăng trầm và ghi dấu một thời từng là ngôi nhà quyền uy nhất của vùng Hà Giang rộng lớn.
Dinh họ Vương bắt đầu được chuyển thành điểm tham quan vào năm 1993, sau khi được bộ văn hóa thông tin công nhận là di tích lịch sử quốc gia. Kể từ đó cho đến nay, ngôi nhà không dùng làm nơi ở nữa mà phục vụ cho du lịch.

Xem thêm du lịch Côn Đảo | du lịch Phú Quốc | du lịch Huế

Dinh thự vua mèo ở Hà Giang

Du lịch Hà Giang: Nằm ở vị trí đắc địa, trên một ngọn đồi thấp trong thung lũng Sà Phìn, dinh họ Vương từng một thời là ngôi nhà quyền uy nhất, nổi bật với cảnh sắc xung quanh nhờ những đường nét chạm khắc tinh xảo, hoa văn cầu kỳ trong từng chi tiết thể hiện ở kiến trúc mang màu sắc phong kiến vương giả đầy thâm trầm, uy nghiêm của vùng Hà Giang rộng lớn, phía sau cánh cổng Trời Quản Bạ.

Dinh thự vua mèo ở Hà Giang

Nơi đây gắn liền với nhiều câu chuyện huyền bí chưa có lời giải đáp

Hàng sa mộc đứng uy nghiêm, thân rắn chắc, cao vút suốt dọc hai bên bậc tam cấp. Dinh thự không lớn với tường đá bao quanh, dày 60cm – 1m và cao 3 m. Toàn bộ ngôi nhà được dựng bằng đá xanh, gỗ thông, gỗ pơmu và ngòi đất nung được chạm trổ tinh xảo và mái nhà được lợp bằng ngói máng – nét đặc trưng của những ngôi nhà vùng cao. Tất cả đã phủ màu rêu xanh của thời gian.
Dinh thự có 3 gian: gian ngoài, gian giữa và gian trong được bố trí hài hòa với khoảnh sân lát đá làm nhiệm vụ đón ánh sáng. Trong gian chính vẫn còn hình chụp của đại gia đình Vương Chính Đức. Mỗi căn phòng đều có ghi rõ gian nhà, phòng của bà cả, bà hai, bà ba, phòng của gia nhân, kho thuốc phiện….

Dinh thự vua mèo ở Hà Giang

Người dân nơi đây còn kể lại, Vương Chính Đức đã mời thầy địa lý người Trung Quốc đi khảo sát khắp vùng để tìm đất xây dinh thự này. Khi đến thung lũng Sà Phìn, thầy địa lý đã chọn nơi đây bởi địa thế nổi lên như mai rùa, coi như là nơi thần kim quy dựng nghiệp. Dinh thự họ Vương ngày trước làm trong ba tháng mới xong, vững chắc và cùng với dãy sa mộc vươn cao khiến ngôi nhà mang hình chữ Vương độc đáo.

Dòng họ Vương đã làm chủ cao nguyên đá Đồng Văn (gồm bốn huyện phía Bắc của Hà Giang) trong một thời gian dài. Căn nhà có tuổi đời gần 100 năm, trải qua nhiều biến cố thăng trầm và ghi dấu một thời từng là ngôi nhà quyền uy nhất của vùng Hà Giang rộng lớn.
Dinh họ Vương bắt đầu được chuyển thành điểm tham quan vào năm 1993, sau khi được bộ văn hóa thông tin công nhận là di tích lịch sử quốc gia. Kể từ đó cho đến nay, ngôi nhà không dùng làm nơi ở nữa mà phục vụ cho du lịch.

Xem thêm du lịch Côn Đảo | du lịch Phú Quốc | du lịch Huế

Đọc thêm..
Du lich Ha Giang: Thu sang, mảnh đất địa đầu tổ quốc không chỉ quyến rũ bởi những cung đường uốn lượn, khúc cua tay áo ngoạn mục hay ngôi nhà trình tường óng ánh vàng, mà còn dâng tặng cho du khách muôn sắc hoa tam giác mạch.

Mỗi khi tam giác mạch vào mùa, những nương hoa phủ một màu hồng phấn đã thu hút du khách từ mọi miền đất nước về chiêm ngưỡng. Hoa được trồng bạt ngàn ở những vạt đồi Đồng Văn, Xín Mần, Hoàng Su Phì.

Mùa hoa tam giác mạch Hà Giang

Đây là cây lương thực của bà con nghèo, trồng lấy hạt để làm thức ăn dự trữ cho những ngày giáp hạt, ủ men nấu rượu, hoặc làm thuốc đông y, còn thân cây làm thức ăn cho gia súc. Tam giác mạch thuộc họ đậu, cánh hoa chụm lại thành hình chóp nón, có ba mặt tam giác giữ ở giữa là một hạt mạch quý.

Màu sắc của hoa biến đổi theo từng thời kỳ. Khi mới nở hoa có màu trắng tinh khiết, sau chuyển sang phớt hồng ánh tím và cuối cùng là đỏ sẫm. Giữa những hốc đá khô cằn, sự xuất hiện dịu dàng, bất ngờ của loài hoa mỏng manh mang nét đẹp dịu dàng khiến khách đường xa cảm thấy ấm lòng. Có khi hoa mọc thênh thanh trên sườn đồi, ruộng bậc thang; có lúc lại mạnh mẽ vươn lên từ khe đá tai mèo nhọn hoắt hoặc lấp ló bên hàng hiên trước nhà.

Mùa hoa tam giác mạch Hà Giang

Dọc đường từ Xín Mần lên Hoàng Su Phì, trên đường vào Lũng Cú hay dưới chân đèo Mã Pì Lèng, du khách đã bao lần bị hút hồn bởi vẻ đẹp tinh khiết hoa trong nắng sớm. Trong lớp sương thu, những cánh hoa tam giác mạch đẹp bồng bềnh. Lúc sương tan, cả cánh đồng bừng lên sắc hồng thơ mộng. Hoa nở từng chùm, màu trắng xen lẫn hồng, đỏ sậm, tím… vươn mình đón ánh mặt trời. Màu hoa quyện với màu nắng tạo nên bức tranh thiên nhiên đầy sức sống.

Vào những ngày chính vụ, dọc con đường Hạnh Phúc bạn sẽ bắt gặp đông đảo đội ngũ nhiếp ảnh gia, dân phượt đổ về như trẩy hội. Nếu có dịp lên Đông Bắc, bạn đừng bỏ qua cơ hội chụp những tấm ảnh ấn tượng cùng loài hoa độc đáo này.

Xem thêm du lịch Đà Nẵng | du lịch Nha Trang | du lịch Côn Đảo


Mùa hoa tam giác mạch ở Hà Giang

Du lich Ha Giang: Thu sang, mảnh đất địa đầu tổ quốc không chỉ quyến rũ bởi những cung đường uốn lượn, khúc cua tay áo ngoạn mục hay ngôi nhà trình tường óng ánh vàng, mà còn dâng tặng cho du khách muôn sắc hoa tam giác mạch.

Mỗi khi tam giác mạch vào mùa, những nương hoa phủ một màu hồng phấn đã thu hút du khách từ mọi miền đất nước về chiêm ngưỡng. Hoa được trồng bạt ngàn ở những vạt đồi Đồng Văn, Xín Mần, Hoàng Su Phì.

Mùa hoa tam giác mạch Hà Giang

Đây là cây lương thực của bà con nghèo, trồng lấy hạt để làm thức ăn dự trữ cho những ngày giáp hạt, ủ men nấu rượu, hoặc làm thuốc đông y, còn thân cây làm thức ăn cho gia súc. Tam giác mạch thuộc họ đậu, cánh hoa chụm lại thành hình chóp nón, có ba mặt tam giác giữ ở giữa là một hạt mạch quý.

Màu sắc của hoa biến đổi theo từng thời kỳ. Khi mới nở hoa có màu trắng tinh khiết, sau chuyển sang phớt hồng ánh tím và cuối cùng là đỏ sẫm. Giữa những hốc đá khô cằn, sự xuất hiện dịu dàng, bất ngờ của loài hoa mỏng manh mang nét đẹp dịu dàng khiến khách đường xa cảm thấy ấm lòng. Có khi hoa mọc thênh thanh trên sườn đồi, ruộng bậc thang; có lúc lại mạnh mẽ vươn lên từ khe đá tai mèo nhọn hoắt hoặc lấp ló bên hàng hiên trước nhà.

Mùa hoa tam giác mạch Hà Giang

Dọc đường từ Xín Mần lên Hoàng Su Phì, trên đường vào Lũng Cú hay dưới chân đèo Mã Pì Lèng, du khách đã bao lần bị hút hồn bởi vẻ đẹp tinh khiết hoa trong nắng sớm. Trong lớp sương thu, những cánh hoa tam giác mạch đẹp bồng bềnh. Lúc sương tan, cả cánh đồng bừng lên sắc hồng thơ mộng. Hoa nở từng chùm, màu trắng xen lẫn hồng, đỏ sậm, tím… vươn mình đón ánh mặt trời. Màu hoa quyện với màu nắng tạo nên bức tranh thiên nhiên đầy sức sống.

Vào những ngày chính vụ, dọc con đường Hạnh Phúc bạn sẽ bắt gặp đông đảo đội ngũ nhiếp ảnh gia, dân phượt đổ về như trẩy hội. Nếu có dịp lên Đông Bắc, bạn đừng bỏ qua cơ hội chụp những tấm ảnh ấn tượng cùng loài hoa độc đáo này.

Xem thêm du lịch Đà Nẵng | du lịch Nha Trang | du lịch Côn Đảo


Đọc thêm..
Du lịch Thái Lan: Hôn lễ giữa những người Thái theo đạo Phật thường được tổ chức làm 2 phần: làm lễ theo nghi thức đạo Phật và nghi thức khác có truyền thống dân gian tập trung vào hai bên gia đình của đôi uyên ương.

Thời xưa, việc các sư Phật giáo tham dự vào các nghi lễ của một đám cưới không được phổ biến, vì các sư thường được mời tới dự lễ tang liên quan đến cái chết, sự hiện diện của họ tại đám cưới là một điềm xấu. Đôi uyên ương thường muốn được ban phúc lành ở một ngôi chùa gần nhà trước hoặc sau lễ cưới, và thường hỏi xin lời khuyên của một nhà sư về tử vi để chọn ngày giờ thích hợp cho đám cưới. Phần không theo nghi thức Phật giáo thường diễn ra ngoài chùa vào một ngày khác.

Ngày nay, các cấm kỵ đã được nới lỏng, có thể tổ chức hai phần nghi lễ trên vào chung một ngày, hoặc chỉ tổ chức đám cưới trong chùa. Tuy sự phân chia làm hai phần này vẫn còn, nhưng các nghi lễ đã giản tiện đi, trong các đám cưới theo kiểu dịch vụ, các sư chỉ có mặt khi bắt đầu phần nghi lễ đạo Phật và ăn trưa sau khi kết thúc.

Phong tục cưới hỏi của người Thái Lan

>>> Đi ngay tour du lịch Thái Lan

Trong phần nghi lễ Phật giáo: Đầu tiên đôi uyên ương lễ Phật Tất đạt đa Cồ đàm rồi đến các vị Phật khác và tụng kinh Tam bảo, Ngũ giới và đốt hương, nến trên bàn thờ. Sau đó, hai bên cha mẹ được mời tới để kết nối đôi trẻ bằng cách đặt lên đầu cô dâu chú rể một vòng dây hoặc chỉ đôi để nối cuộc đời họ với nhau. Tiếp theo, cô dâu chú rể sẽ dâng thức ăn, hoa, thuốc cho các nhà sư đang có mặt ở đó. Lễ tiền (thường được đặt trong phong bì) cũng được dâng lên chùa vào thời điểm này.

Các sư tháo một đoạn chỉ đã được một nhóm các nhà sư cột vào tay cô dâu chú rể từ trước. Sau đó, các sư tụng một chuỗi các kinh bằng tiếng Pali để mang điềm lành và ban phúc cho đôi vợ chồng mới cưới. Vòng chỉ được nối với sư cả, cũng có thể được nối tiếp vào một bình nước đã được thanh lọc để dùng cho buổi lễ. Điềm lành được tin rằng sẽ truyền qua sợi chỉ và được nước mang đi. Ban phúc lành bằng nước và bằng nến sáp nhỏ giọt được thực hiện trước mặt tượng Phật, cao và các thảo mộc được chấm lên trán của cô dâu chú rể thành một đốm nhỏ, tương tự như cách điểm nhãn Bindi bằng son đỏ của những người sùng đạo Hindu. Dấu trên trán cô dâu được tạo nên bởi đầu mẩu nến, điều này để đảm bảo tuân theo luật tạng chống lại việc chạm vào phụ nữ.

Sư cả thường được đưa lên để nói vài lời với đôi uyên ương, những lời dặn dò hoặc khích lệ. Đôi trẻ có thể dâng thức ăn cho sư. Đến đây, nghi lễ Phật giáo kết thúc.

Quy tắc tặng của hồi môn Thái được gọi là Sin Sodt. Theo truyền thống, chú rể phải trả một khoản tiền cho nhà gái, để đền bù công lao nuôi dạy cô dâu và để thể hiện khả năng tài chính của chú rể có thể chăm lo được cho cô dâu. Thông thường, khoản tiền này chỉ là tượng trưng, và thường được đưa lại cho đôi vợ chồng trẻ sau lễ cưới.

Xem thêm du lịch Nha Trang | du lịch Đà Nẵng | du lịch Côn Đảo


Phong tục cưới hỏi của người Thái Lan

Du lịch Thái Lan: Hôn lễ giữa những người Thái theo đạo Phật thường được tổ chức làm 2 phần: làm lễ theo nghi thức đạo Phật và nghi thức khác có truyền thống dân gian tập trung vào hai bên gia đình của đôi uyên ương.

Thời xưa, việc các sư Phật giáo tham dự vào các nghi lễ của một đám cưới không được phổ biến, vì các sư thường được mời tới dự lễ tang liên quan đến cái chết, sự hiện diện của họ tại đám cưới là một điềm xấu. Đôi uyên ương thường muốn được ban phúc lành ở một ngôi chùa gần nhà trước hoặc sau lễ cưới, và thường hỏi xin lời khuyên của một nhà sư về tử vi để chọn ngày giờ thích hợp cho đám cưới. Phần không theo nghi thức Phật giáo thường diễn ra ngoài chùa vào một ngày khác.

Ngày nay, các cấm kỵ đã được nới lỏng, có thể tổ chức hai phần nghi lễ trên vào chung một ngày, hoặc chỉ tổ chức đám cưới trong chùa. Tuy sự phân chia làm hai phần này vẫn còn, nhưng các nghi lễ đã giản tiện đi, trong các đám cưới theo kiểu dịch vụ, các sư chỉ có mặt khi bắt đầu phần nghi lễ đạo Phật và ăn trưa sau khi kết thúc.

Phong tục cưới hỏi của người Thái Lan

>>> Đi ngay tour du lịch Thái Lan

Trong phần nghi lễ Phật giáo: Đầu tiên đôi uyên ương lễ Phật Tất đạt đa Cồ đàm rồi đến các vị Phật khác và tụng kinh Tam bảo, Ngũ giới và đốt hương, nến trên bàn thờ. Sau đó, hai bên cha mẹ được mời tới để kết nối đôi trẻ bằng cách đặt lên đầu cô dâu chú rể một vòng dây hoặc chỉ đôi để nối cuộc đời họ với nhau. Tiếp theo, cô dâu chú rể sẽ dâng thức ăn, hoa, thuốc cho các nhà sư đang có mặt ở đó. Lễ tiền (thường được đặt trong phong bì) cũng được dâng lên chùa vào thời điểm này.

Các sư tháo một đoạn chỉ đã được một nhóm các nhà sư cột vào tay cô dâu chú rể từ trước. Sau đó, các sư tụng một chuỗi các kinh bằng tiếng Pali để mang điềm lành và ban phúc cho đôi vợ chồng mới cưới. Vòng chỉ được nối với sư cả, cũng có thể được nối tiếp vào một bình nước đã được thanh lọc để dùng cho buổi lễ. Điềm lành được tin rằng sẽ truyền qua sợi chỉ và được nước mang đi. Ban phúc lành bằng nước và bằng nến sáp nhỏ giọt được thực hiện trước mặt tượng Phật, cao và các thảo mộc được chấm lên trán của cô dâu chú rể thành một đốm nhỏ, tương tự như cách điểm nhãn Bindi bằng son đỏ của những người sùng đạo Hindu. Dấu trên trán cô dâu được tạo nên bởi đầu mẩu nến, điều này để đảm bảo tuân theo luật tạng chống lại việc chạm vào phụ nữ.

Sư cả thường được đưa lên để nói vài lời với đôi uyên ương, những lời dặn dò hoặc khích lệ. Đôi trẻ có thể dâng thức ăn cho sư. Đến đây, nghi lễ Phật giáo kết thúc.

Quy tắc tặng của hồi môn Thái được gọi là Sin Sodt. Theo truyền thống, chú rể phải trả một khoản tiền cho nhà gái, để đền bù công lao nuôi dạy cô dâu và để thể hiện khả năng tài chính của chú rể có thể chăm lo được cho cô dâu. Thông thường, khoản tiền này chỉ là tượng trưng, và thường được đưa lại cho đôi vợ chồng trẻ sau lễ cưới.

Xem thêm du lịch Nha Trang | du lịch Đà Nẵng | du lịch Côn Đảo


Đọc thêm..
Du lịch Lạng Sơn: Lạng Sơn từ lâu đã thu hút khách du lịch khắp nơi bởi mảnh đất nơi này hội tụ nhiều điều hấp dẫn và lôi cuốn du khách ghé thăm, nơi đây được thiên nhiên ban tặng cho Lạng Sơn nhiều danh lam thắng cảnh, những ngọn núi hùng vĩ, những hang động kỳ thú nổi tiếng như: hang động Tam Thanh, Nhị Thanh, núi Mẫu Sơn. Với lịch sử tồn tại và phát triển lâu đời nơi đây cũng sở hữu nhiều di tích lịch sử ý nghĩa như: ải Chi Lăng, thành nhà Mạc. Vị trí đắc địa là điểm trung chuyển giao lưu giữa nước ta với nước bạn Trung Quốc, nơi đây còn nổi tiếng là điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích mua sắm.

1. Chùa và giếng Tiên
Cách cầu Kỳ Cùng khoảng nửa cây số, trên đường đi Mai Pha, có núi đá hình voi nhô lên giữa cánh đồng, đó là núi đại tượng, nơi đây có động Chùa Tiên, là một trong bát cảnh mà Ngô Thì Sĩ đã ghi nhận.

Địa điểm du lịch Lạng Sơn

Chùa Tiên có tên chữ Song Tiên tự, do dân làng Phai Luông lập thời vua Lê Thánh Tông, sau này chùa bị hư, người ta mới chuyển vào động núi Đại Tượng như hiện nay. Chùa Tiên phối thờ Phật, Mẫu và Đức Thánh Trần, có bố cục kiểu “tiền Phật hậu Thánh”. Nơi đây còn lưu giữ một hệ thống văn bia phong phú của các văn nhân, thi sĩ, trong đó có bài “Trấn doanh bát cảnh” do Ngô Thì Sỹ cảm tác ca ngợi cảnh đẹp của thiên nhiên xứ Lạng. Hàng năm chùa Tiên mở hội ngày 18 tháng giêng âm lịch.
Đằng sau núi Voi - chùa tiên ở lưng chừng núi trên mặt bằng đá rộng đó là giếng tiên, miệng giếng rộng 20cm có mạch nước quý chảy quanh năm.

>>> Đi ngay du lịch Lạng Sơn tổ chức bởi công ty du lịch uy tín - EverestTravel

2. Đền Kỳ Cùng
Nằm ở phường Vĩnh Trại, bên phía bờ bắc sông Kỳ Cùng, đền được coi là nơi linh thiêng, vốn là nơi thờ thần Giao Long (thần sông nước) với nhiệm vụ giữ cho quanh năm mưa thuận gió hòa.
Lịch sử của Đền còn gắn với truyện kể về quan lớn Tuần Tranh, được triều đình nhà Trần cử lên trấn thủ Lạng Sơn, trong thời gian ở tại Lạng Sơn, ông chỉ huy đánh giặc bị thua, quân lính thiệt mạng rất nhiều, ông lại bị vu cáo vào tội dâm ô, đành nhảy xuống sông Kỳ Cùng tự tử để chứng minh sự trong sạch. Do tấm lòng trong sạch, ông được thần linh hóa thành đôi rắn (ông Cộc - ông Dài) làm vị thần sông ngự tại đền Kỳ Cùng.

Địa điểm du lịch Lạng Sơn

Về sau, nỗi oan khuất của ông được một vị tướng nhà Lê là Tả đô đốc Hán quận công Thân Công Tài (được thờ tại đền Tả Phủ) chứng minh, hóa giải. Vì vậy mới có tục lệ vào ngày lễ hội đền Kỳ Cùng (cũng từ ngày 22 đến ngày 27 tháng giêng âm lịch giống như đền Tả Phủ), phải có lễ rước kiệu ông lớn Tuần Tranh lên đền Tả Phủ để tạ ơn và hầu chuyện Thân Công Tài. Điều này giải thích cho sự liên quan mật thiết của hai lễ hội đền Kỳ Cùng – Tả Phủ.

3. Thành nhà Mạc
Thành Nhà Mạc nằm trong khu vực phường Tam Thanh, là di tích kiến trúc quân sự phản ánh thời kỳ phong kiến Việt Nam. Theo những tư liệu còn lại thì thành là một căn cứ quân sự hiểm yếu chắn con đường độc đạo nối từ Ải Bắc xuống phía Nam do Mạc Kính Cung xây dựng vào thế kỷ XVI làm căn cứ chống lại Lê - Trịnh.

Địa điểm du lịch Lạng Sơn

Dấu tích hiện nay còn lại gồm 2 đoạn tường dài khoảng 300m, mặt thành rộng khoảng 1m, xây bằng những khối đá lớn giữa hẻm núi, tuy được gia cố, trùng tu, nhưng vẫn giữ được dấu vết hoang phế điêu tàn.

4. Động Nhị Thanh – chùa Tam Giáo
Động Nhị Thanh gắn liền với danh nhân Ngô Thì Sỹ, ông là người phát hiện ra động Nhị Thanh và cho tu sửa tôn tạo thành nơi du ngoạn vào tháng 5/1779. Ðộng Nhị Thanh khá rộng, có nhiều ngóc ngách, nhiều nhũ đá rơi xuống muôn hình vạn dạng. Từ cửa động chính nhìn lên là ngôi chùa Tam Giáo thờ cả Khổng Tử, Lão Tử, Thích Ca. Trong động có tượng truyền thần Ngô Thì Sĩ tạc vào vách đá và trên vách động còn ghi nhiều bài ký phú của ông và các danh nhân khác.

5. Động Tam Thanh – chùa Tam Thanh
Thuộc phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn, là thắng cảnh nổi tiếng, có ngôi chùa cổ đã đi vào ca dao:

“Đồng Đăng có Phố Kỳ Lừa
Có Nàng Tô Thị, có chùa TamThanh....” 

Trong động có nhiều nhũ đá thiên tạo, có lối Thông Thiên, có Hồ Cảnh (hồ Âm Ti) nước trong xanh quanh năm không bao giờ vơi cạn.
 
Địa điểm du lịch Lạng Sơn

Chùa Tam Thanh không chỉ mang giá trị văn hoá, nghệ thuật hàm chứa trong từng di tích được lưu giữ lại bên trong chùa cho mãi đến ngày nay. Nổi bật nhất là hệ thống văn bia ghi lại quá trình tôn tạo chùa và cảm tác của các văn nhân thi sĩ qua nhiều thời kỳ lịch sử.
Bên trong chùa có các hiện vật quý: bức phù điêu Phật A Di, cung Tam Bảo với một số pho tượng chủ yếu của Phật giáo dòng đại Thừa. Theo thời gian, chùa vẫn giữ được vẻ đẹp tự nhiên vốn có hấp dẫn du khách bốn phương, là một trong “trấn doanh bát cảnh” của Xứ Lạng, được Bộ Văn hoá - Thông tin xếp hạng di tích quốc gia năm 1962. Hằng năm, lễ hội của Tam Thanh được tổ chức vào ngày 15 tháng Giêng với nhiều trò chơi nghi lễ truyền thống.

6. Núi Tô Thị
Núi Tô Thị hay núi Vọng Phu nằm trong quần thể danh lam thắng cảnh Tam Thanh. Trên đỉnh núi có một khối đá tự nhiên hình một người phụ nữ bồng con hướng nhìn về phương xa. Từ xưa tượng đá này đã gắn với truyền thuyết về một người con gái chung thuỷ đứng chờ chồng đi lính. Chờ mãi không thấy chồng về, nàng và con đã hoá thành đá, từ đó người dân gọi đây là tượng Nàng Tô Thị.
 
Địa điểm du lịch Lạng Sơn

Tuy nhiên, ngày 27/07/1991, tượng đá nàng Tô Thị đã bị sụp đổ. Tỉnh Lạng Sơn đã cho dựng lại như nguyên bản một tượng bằng xi măng để gìn giữ một di tích đã đi vào tình cảm của người dân Việt Nam.

7. Chợ Đông Kinh – chợ đêm Kỳ Lừa
Chợ Đông Kinh là trung tâm mua bán lớn nhất thành phố Lạng Sơn. Chợ Đông Kinh với 3 tầng, tầng 1 bán đồ điện tử, tầng 2 bán hàng tạp hóa, tầng 3 bán hàng thời trang. Trong lịch sử đô thị cổ Lạng Sơn khu vực chợ Đông Kinh vốn là nơi trao đổi thương mại của thương gia hai nước Việt - Trung. Ngày nay chợ được xây dựng khang trang, là địa điểm được nhiều du khách lựa chọn khi đến Lạng Sơn.
Chợ Đêm Kỳ Lừa mở cửa từ 8h đến 22h chuyên bán các loại hàng hóa phục vụ khách du lịch, không chỉ thuần túy là nơi giao lưu trao đổi hàng hóa mà còn là nơi gặp gỡ kết bạn. Thanh niên nam nữ các dân tộc đến chợ để gặp bạn thân, tìm bạn đời qua các lời ca giao duyên sli, lượn,... Tại chợ, cùng với những màu sắc đa dạng của những hàng thổ cẩm, trang phục, còn có các món ăn đậm đà hương vị miền núi Xứ Lạng

8. Cửa khẩu Hữu Nghị Quan
Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị là một cửa khẩu quốc tế của Việt Nam nằm trên biên giới Việt Nam - Trung Quốc, điểm nối tuyến đường cao tốc Nam Ninh - Hà Nội, là cầu nối quan trọng trong phát triển quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, phía Việt Nam đã cắm cột mốc 1116 và phía Trung Quốc cắm cột mốc 1117, đây đều là các cột mốc cỡ lớn, có gắn Quốc huy của hai nước.

9. Đền Mẫu Đồng Đăng
Đền Mẫu Đồng Đăng (Đồng Đăng linh tự), là nơi thờ Phật và Mẫu thượng ngàn nằm trên địa bàn thị trấn Đồng Đăng. Trong dân gian lưu truyền, đền Mẫu chính là nơi diễn ra cuộc gặp gỡ giữa Mẫu Liễu Hạnh (một trong Tứ bất tử) và Trạng Bùng (Phùng Khắc Khoan), sau khi ông đi sứ từ Trung Quốc trở về.
Hàng năm, vào ngày mùng 10 tháng giêng, tại đền Mẫu lại diễn ra lễ hội đầu xuân của các dân tộc xứ Lạng. Lễ hội Đồng Đăng trước đây được gọi là hội Lồng Tồng (xuống đồng). Trong lễ hội có các trò chơi như múa sư tử, võ dân tộc, thi đấu thể dục thể thao.

10. Ải Chi Lăng
Ải Chi Lăng - vùng đất địa linh nhân kiệt và rực rỡ chiến công ở miền biên ải phía Bắc của Tổ quốc. Với địa thế hiểm yếu, ải Chi Lăng được coi là bức tường thành của kinh thành Thăng Long trong việc chặn đứng các cuộc viễn chinh khét tiếng từ phương Bắc tràn sang.
Chi Lăng là ải có quy mô hoành tráng và đồ sộ chạy dài gần 20km, rộng 3km nối liền hai huyện Chi Lăng và Hữu Lũng. Hai đầu ải có những ngọn núi đá độc lập, cao chót vót tạo thành thế hiểm. Lịch sử oai hùng của Chi Lăng gắn liền với những hoạt động của các nhà quân sự thiên tài như Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn và những thủ lĩnh tài năng của xứ Lạng: Phò mã Thân Cảnh Phúc, Thế Lộc, Hoàng Ðại Huề...

11. Núi mặt quỷ
Núi có hình mặt quỷ nằm ở thôn Quán Thanh (Chi Lăng). Chính vì vậy mà trước đây nơi này có tên gọi là Quỷ Môn Quan, tức là cửa mặt quỷ. Ngọn núi này có điểm đặc biệt là ở giữa khoảng xanh của cây cỏ, lộ lên một hình thù rất giống mặt của một con quái vật khổng lồ. Nhìn từ xa, khuôn mặt này có đầy đủ cả mắt, mũi.

Địa điểm du lịch Lạng Sơn

Một điều thú vị là, dù được coi là mặt quỷ, nhưng người dân nơi đây không coi đấy là biểu tượng của cái ác, mà ngược lại, người dân cho rằng “mặt quỷ sẽ bảo vệ cuộc sống bình an cho dân làng”.

12. Đền Bắc Lệ
Cũng giống như bất kỳ một đền thờ Mẫu nào đền Bắc Lệ thờ Công Đồng, Tứ Phủ, thờ tất cả các vị Chư Linh ở bốn miền vũ trụ, thế nhưng ở đây đặc biệt coi trọng các vị thần linh gắn liền với địa phương như Mẫu Thượng Ngàn, Chầu Bé, Cô Bé... những vị thần cung cấp ban phát của cải vô biên nơi núi rừng cho con người, và trở thành biểu tượng của sự sống vĩnh hằng.
Lễ hội chính của đền Bắc Lệ được tổ chức vào ngày 20 tháng 9 âm lịch hàng năm.

13. Mẫu Sơn
Đỉnh Mẫu Sơn cao 1,541 mét, được bao bọc xung quanh bởi một quần thể 80 ngọn núi lớn nhỏ với đỉnh cao nhất là Phia Po (1.541 m, còn gọi là đỉnh Công hay Công Sơn - nơi đặt cột mốc 42, biên giới Việt Trung). Diện tích khu Mẫu Sơn khoảng 550km², nằm cách trung tâm thị xã Lạng Sơn 30km.

Đỉnh Mẫu Sơn là một nơi lý tưởng để nghỉ ngơi và thư giãn sau những ngày làm việc căng thẳng. Không khí rất trong lành và thiên nhiên phóng khoáng, tạo cảm giác gần gũi và thân thiết. Dọc đường đi, bạn còn có thể giao lưu với người dân tộc Dao, Tày, Mông, Nùng...đang gùi rau hay bó củi trên vai.

Địa điểm du lịch Lạng Sơn

Về mùa đông có những năm nhiệt độ ở Mẫu Sơn xuống tới nhiệt độ âm và có thể có tuyết rơi, băng đá. Nhiệt độ trung bình ở đây là 15,5°C, đỉnh núi quanh năm có mây phủ. Mẫu Sơn nổi tiếng với các sản vật chè tuyết sơn, gà lôi sáu cựa, chanh rừng, ếch hương, rượu Mẫu Sơn...

Xem thêm du lịch Quan Lạn | du lịch Cát Bà | du lịch biển 2015

Địa điểm du lịch Lạng Sơn

Du lịch Lạng Sơn: Lạng Sơn từ lâu đã thu hút khách du lịch khắp nơi bởi mảnh đất nơi này hội tụ nhiều điều hấp dẫn và lôi cuốn du khách ghé thăm, nơi đây được thiên nhiên ban tặng cho Lạng Sơn nhiều danh lam thắng cảnh, những ngọn núi hùng vĩ, những hang động kỳ thú nổi tiếng như: hang động Tam Thanh, Nhị Thanh, núi Mẫu Sơn. Với lịch sử tồn tại và phát triển lâu đời nơi đây cũng sở hữu nhiều di tích lịch sử ý nghĩa như: ải Chi Lăng, thành nhà Mạc. Vị trí đắc địa là điểm trung chuyển giao lưu giữa nước ta với nước bạn Trung Quốc, nơi đây còn nổi tiếng là điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích mua sắm.

1. Chùa và giếng Tiên
Cách cầu Kỳ Cùng khoảng nửa cây số, trên đường đi Mai Pha, có núi đá hình voi nhô lên giữa cánh đồng, đó là núi đại tượng, nơi đây có động Chùa Tiên, là một trong bát cảnh mà Ngô Thì Sĩ đã ghi nhận.

Địa điểm du lịch Lạng Sơn

Chùa Tiên có tên chữ Song Tiên tự, do dân làng Phai Luông lập thời vua Lê Thánh Tông, sau này chùa bị hư, người ta mới chuyển vào động núi Đại Tượng như hiện nay. Chùa Tiên phối thờ Phật, Mẫu và Đức Thánh Trần, có bố cục kiểu “tiền Phật hậu Thánh”. Nơi đây còn lưu giữ một hệ thống văn bia phong phú của các văn nhân, thi sĩ, trong đó có bài “Trấn doanh bát cảnh” do Ngô Thì Sỹ cảm tác ca ngợi cảnh đẹp của thiên nhiên xứ Lạng. Hàng năm chùa Tiên mở hội ngày 18 tháng giêng âm lịch.
Đằng sau núi Voi - chùa tiên ở lưng chừng núi trên mặt bằng đá rộng đó là giếng tiên, miệng giếng rộng 20cm có mạch nước quý chảy quanh năm.

>>> Đi ngay du lịch Lạng Sơn tổ chức bởi công ty du lịch uy tín - EverestTravel

2. Đền Kỳ Cùng
Nằm ở phường Vĩnh Trại, bên phía bờ bắc sông Kỳ Cùng, đền được coi là nơi linh thiêng, vốn là nơi thờ thần Giao Long (thần sông nước) với nhiệm vụ giữ cho quanh năm mưa thuận gió hòa.
Lịch sử của Đền còn gắn với truyện kể về quan lớn Tuần Tranh, được triều đình nhà Trần cử lên trấn thủ Lạng Sơn, trong thời gian ở tại Lạng Sơn, ông chỉ huy đánh giặc bị thua, quân lính thiệt mạng rất nhiều, ông lại bị vu cáo vào tội dâm ô, đành nhảy xuống sông Kỳ Cùng tự tử để chứng minh sự trong sạch. Do tấm lòng trong sạch, ông được thần linh hóa thành đôi rắn (ông Cộc - ông Dài) làm vị thần sông ngự tại đền Kỳ Cùng.

Địa điểm du lịch Lạng Sơn

Về sau, nỗi oan khuất của ông được một vị tướng nhà Lê là Tả đô đốc Hán quận công Thân Công Tài (được thờ tại đền Tả Phủ) chứng minh, hóa giải. Vì vậy mới có tục lệ vào ngày lễ hội đền Kỳ Cùng (cũng từ ngày 22 đến ngày 27 tháng giêng âm lịch giống như đền Tả Phủ), phải có lễ rước kiệu ông lớn Tuần Tranh lên đền Tả Phủ để tạ ơn và hầu chuyện Thân Công Tài. Điều này giải thích cho sự liên quan mật thiết của hai lễ hội đền Kỳ Cùng – Tả Phủ.

3. Thành nhà Mạc
Thành Nhà Mạc nằm trong khu vực phường Tam Thanh, là di tích kiến trúc quân sự phản ánh thời kỳ phong kiến Việt Nam. Theo những tư liệu còn lại thì thành là một căn cứ quân sự hiểm yếu chắn con đường độc đạo nối từ Ải Bắc xuống phía Nam do Mạc Kính Cung xây dựng vào thế kỷ XVI làm căn cứ chống lại Lê - Trịnh.

Địa điểm du lịch Lạng Sơn

Dấu tích hiện nay còn lại gồm 2 đoạn tường dài khoảng 300m, mặt thành rộng khoảng 1m, xây bằng những khối đá lớn giữa hẻm núi, tuy được gia cố, trùng tu, nhưng vẫn giữ được dấu vết hoang phế điêu tàn.

4. Động Nhị Thanh – chùa Tam Giáo
Động Nhị Thanh gắn liền với danh nhân Ngô Thì Sỹ, ông là người phát hiện ra động Nhị Thanh và cho tu sửa tôn tạo thành nơi du ngoạn vào tháng 5/1779. Ðộng Nhị Thanh khá rộng, có nhiều ngóc ngách, nhiều nhũ đá rơi xuống muôn hình vạn dạng. Từ cửa động chính nhìn lên là ngôi chùa Tam Giáo thờ cả Khổng Tử, Lão Tử, Thích Ca. Trong động có tượng truyền thần Ngô Thì Sĩ tạc vào vách đá và trên vách động còn ghi nhiều bài ký phú của ông và các danh nhân khác.

5. Động Tam Thanh – chùa Tam Thanh
Thuộc phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn, là thắng cảnh nổi tiếng, có ngôi chùa cổ đã đi vào ca dao:

“Đồng Đăng có Phố Kỳ Lừa
Có Nàng Tô Thị, có chùa TamThanh....” 

Trong động có nhiều nhũ đá thiên tạo, có lối Thông Thiên, có Hồ Cảnh (hồ Âm Ti) nước trong xanh quanh năm không bao giờ vơi cạn.
 
Địa điểm du lịch Lạng Sơn

Chùa Tam Thanh không chỉ mang giá trị văn hoá, nghệ thuật hàm chứa trong từng di tích được lưu giữ lại bên trong chùa cho mãi đến ngày nay. Nổi bật nhất là hệ thống văn bia ghi lại quá trình tôn tạo chùa và cảm tác của các văn nhân thi sĩ qua nhiều thời kỳ lịch sử.
Bên trong chùa có các hiện vật quý: bức phù điêu Phật A Di, cung Tam Bảo với một số pho tượng chủ yếu của Phật giáo dòng đại Thừa. Theo thời gian, chùa vẫn giữ được vẻ đẹp tự nhiên vốn có hấp dẫn du khách bốn phương, là một trong “trấn doanh bát cảnh” của Xứ Lạng, được Bộ Văn hoá - Thông tin xếp hạng di tích quốc gia năm 1962. Hằng năm, lễ hội của Tam Thanh được tổ chức vào ngày 15 tháng Giêng với nhiều trò chơi nghi lễ truyền thống.

6. Núi Tô Thị
Núi Tô Thị hay núi Vọng Phu nằm trong quần thể danh lam thắng cảnh Tam Thanh. Trên đỉnh núi có một khối đá tự nhiên hình một người phụ nữ bồng con hướng nhìn về phương xa. Từ xưa tượng đá này đã gắn với truyền thuyết về một người con gái chung thuỷ đứng chờ chồng đi lính. Chờ mãi không thấy chồng về, nàng và con đã hoá thành đá, từ đó người dân gọi đây là tượng Nàng Tô Thị.
 
Địa điểm du lịch Lạng Sơn

Tuy nhiên, ngày 27/07/1991, tượng đá nàng Tô Thị đã bị sụp đổ. Tỉnh Lạng Sơn đã cho dựng lại như nguyên bản một tượng bằng xi măng để gìn giữ một di tích đã đi vào tình cảm của người dân Việt Nam.

7. Chợ Đông Kinh – chợ đêm Kỳ Lừa
Chợ Đông Kinh là trung tâm mua bán lớn nhất thành phố Lạng Sơn. Chợ Đông Kinh với 3 tầng, tầng 1 bán đồ điện tử, tầng 2 bán hàng tạp hóa, tầng 3 bán hàng thời trang. Trong lịch sử đô thị cổ Lạng Sơn khu vực chợ Đông Kinh vốn là nơi trao đổi thương mại của thương gia hai nước Việt - Trung. Ngày nay chợ được xây dựng khang trang, là địa điểm được nhiều du khách lựa chọn khi đến Lạng Sơn.
Chợ Đêm Kỳ Lừa mở cửa từ 8h đến 22h chuyên bán các loại hàng hóa phục vụ khách du lịch, không chỉ thuần túy là nơi giao lưu trao đổi hàng hóa mà còn là nơi gặp gỡ kết bạn. Thanh niên nam nữ các dân tộc đến chợ để gặp bạn thân, tìm bạn đời qua các lời ca giao duyên sli, lượn,... Tại chợ, cùng với những màu sắc đa dạng của những hàng thổ cẩm, trang phục, còn có các món ăn đậm đà hương vị miền núi Xứ Lạng

8. Cửa khẩu Hữu Nghị Quan
Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị là một cửa khẩu quốc tế của Việt Nam nằm trên biên giới Việt Nam - Trung Quốc, điểm nối tuyến đường cao tốc Nam Ninh - Hà Nội, là cầu nối quan trọng trong phát triển quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, phía Việt Nam đã cắm cột mốc 1116 và phía Trung Quốc cắm cột mốc 1117, đây đều là các cột mốc cỡ lớn, có gắn Quốc huy của hai nước.

9. Đền Mẫu Đồng Đăng
Đền Mẫu Đồng Đăng (Đồng Đăng linh tự), là nơi thờ Phật và Mẫu thượng ngàn nằm trên địa bàn thị trấn Đồng Đăng. Trong dân gian lưu truyền, đền Mẫu chính là nơi diễn ra cuộc gặp gỡ giữa Mẫu Liễu Hạnh (một trong Tứ bất tử) và Trạng Bùng (Phùng Khắc Khoan), sau khi ông đi sứ từ Trung Quốc trở về.
Hàng năm, vào ngày mùng 10 tháng giêng, tại đền Mẫu lại diễn ra lễ hội đầu xuân của các dân tộc xứ Lạng. Lễ hội Đồng Đăng trước đây được gọi là hội Lồng Tồng (xuống đồng). Trong lễ hội có các trò chơi như múa sư tử, võ dân tộc, thi đấu thể dục thể thao.

10. Ải Chi Lăng
Ải Chi Lăng - vùng đất địa linh nhân kiệt và rực rỡ chiến công ở miền biên ải phía Bắc của Tổ quốc. Với địa thế hiểm yếu, ải Chi Lăng được coi là bức tường thành của kinh thành Thăng Long trong việc chặn đứng các cuộc viễn chinh khét tiếng từ phương Bắc tràn sang.
Chi Lăng là ải có quy mô hoành tráng và đồ sộ chạy dài gần 20km, rộng 3km nối liền hai huyện Chi Lăng và Hữu Lũng. Hai đầu ải có những ngọn núi đá độc lập, cao chót vót tạo thành thế hiểm. Lịch sử oai hùng của Chi Lăng gắn liền với những hoạt động của các nhà quân sự thiên tài như Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn và những thủ lĩnh tài năng của xứ Lạng: Phò mã Thân Cảnh Phúc, Thế Lộc, Hoàng Ðại Huề...

11. Núi mặt quỷ
Núi có hình mặt quỷ nằm ở thôn Quán Thanh (Chi Lăng). Chính vì vậy mà trước đây nơi này có tên gọi là Quỷ Môn Quan, tức là cửa mặt quỷ. Ngọn núi này có điểm đặc biệt là ở giữa khoảng xanh của cây cỏ, lộ lên một hình thù rất giống mặt của một con quái vật khổng lồ. Nhìn từ xa, khuôn mặt này có đầy đủ cả mắt, mũi.

Địa điểm du lịch Lạng Sơn

Một điều thú vị là, dù được coi là mặt quỷ, nhưng người dân nơi đây không coi đấy là biểu tượng của cái ác, mà ngược lại, người dân cho rằng “mặt quỷ sẽ bảo vệ cuộc sống bình an cho dân làng”.

12. Đền Bắc Lệ
Cũng giống như bất kỳ một đền thờ Mẫu nào đền Bắc Lệ thờ Công Đồng, Tứ Phủ, thờ tất cả các vị Chư Linh ở bốn miền vũ trụ, thế nhưng ở đây đặc biệt coi trọng các vị thần linh gắn liền với địa phương như Mẫu Thượng Ngàn, Chầu Bé, Cô Bé... những vị thần cung cấp ban phát của cải vô biên nơi núi rừng cho con người, và trở thành biểu tượng của sự sống vĩnh hằng.
Lễ hội chính của đền Bắc Lệ được tổ chức vào ngày 20 tháng 9 âm lịch hàng năm.

13. Mẫu Sơn
Đỉnh Mẫu Sơn cao 1,541 mét, được bao bọc xung quanh bởi một quần thể 80 ngọn núi lớn nhỏ với đỉnh cao nhất là Phia Po (1.541 m, còn gọi là đỉnh Công hay Công Sơn - nơi đặt cột mốc 42, biên giới Việt Trung). Diện tích khu Mẫu Sơn khoảng 550km², nằm cách trung tâm thị xã Lạng Sơn 30km.

Đỉnh Mẫu Sơn là một nơi lý tưởng để nghỉ ngơi và thư giãn sau những ngày làm việc căng thẳng. Không khí rất trong lành và thiên nhiên phóng khoáng, tạo cảm giác gần gũi và thân thiết. Dọc đường đi, bạn còn có thể giao lưu với người dân tộc Dao, Tày, Mông, Nùng...đang gùi rau hay bó củi trên vai.

Địa điểm du lịch Lạng Sơn

Về mùa đông có những năm nhiệt độ ở Mẫu Sơn xuống tới nhiệt độ âm và có thể có tuyết rơi, băng đá. Nhiệt độ trung bình ở đây là 15,5°C, đỉnh núi quanh năm có mây phủ. Mẫu Sơn nổi tiếng với các sản vật chè tuyết sơn, gà lôi sáu cựa, chanh rừng, ếch hương, rượu Mẫu Sơn...

Xem thêm du lịch Quan Lạn | du lịch Cát Bà | du lịch biển 2015

Đọc thêm..