Du lịch Hòa Bình: Trải qua thời gian dài lịch sử hình thành và phát triển, người dân Hoà bình ngày càng biết cách sống cùng thiên nhiên, tận dụng tiềm năng của nó phục vụ đời sống con người. Họ phát hiện ngày càng nhiều nguồn thức ăn có sẵn trong thiên nhiên và tìm cách chế biến hợp khẩu vị, bổ dưỡng và có món ăn còn có tác dụng ngăn ngừa, chữa bệnh. Hơn thế nữa, các dân tộc cũng đã tạo ra được tập quán, phong tục ăn uống mang bản sắc riêng.

1. Cơm lam
Không biết món cơm độc đáo này ra đời từ bao giờ, nhưng chỉ biết rằng người dân miền núi thường phải đi rừng rất vất vả, nhọc nhằn có khi đi từ lúc sáng sớm tinh mơ cho tới lúc tối mịt hoặc thậm chí phải ngủ lại trong rừng. Nên họ mang theo một chút gạo để khi đói sẽ chặt lấy ống tre, ống nứa bên đường, bỏ chút gạo và chút nước suối để nướng những ống cơm ăn qua bữa, từ những thói quen đó đã tạo ra một món ăn đặc sản của núi rừng – món cơm lam.

Đặc sản Hòa Bình

Món cơm lam có rất ở nhiều nơi từ người Tày, nguời Thái, người Nùng, người Mường… Tuy nhiên, Hoà Bình là nổi tiếng hơn cả vì nơi đây có loại gạo nương thơm và dẻo nổi tiếng.

2. Rượu cần
Rượu cần được làm bằng cách lấy một nắm lá rừng nghiền nhỏ rồi trộn với tinh bột để tạo men, sau đó cho vào vò, phủ một lớp trấu để ủ.

Đặc sản Hòa Bình


Khi uống, du khách chỉ việc đổ nước đun sôi để nguội hoặc nước khoáng đóng chai vào đầy bình, vơi đến đâu lại đổ tiếp nước đến đó, sao cho bình rượu bao giờ cũng đầy. Trong tiệc rượu, mọi người ngồi quây tròn bên nhau, cùng thưởng thức cái êm nồng, dịu ngọt, ngây ngất của rượu cần, cùng với tiếng cồng, tiếng chiêng, tràn ngập không khí hội hè.

3. Nậm pịa
Là món ăn truyền thống của người Thái. "Nậm" hay "nặm" trong tiếng Thái có nghĩa là canh, "pịa" là thứ dịch sền sệt trong ruột non của bò gồm dịch tiêu hóa và thức ăn chưa được tiêu hóa hoàn toàn.
Cách lấy pịa của người Thái tương tự như cách chế biến phèo lợn. Chất dịch này được lấy ra rồi nêm gia vị, cho thêm nội tạng các loài vật ăn cỏ bao gồm dạ dày, tiết, lòng, tim gan, phèo phổi thập cẩm phế lù đem ninh nhừ, trở thành món nậm pịa.
 
Đặc sản Hòa Bình

Nậm pịa chuyên dùng như thứ đồ chấm thịt nướng sẽ khiến miếng thịt trở nên thơm ngon đặc biệt, nổi bật hương vị của đồ nướng hòa quyện các vị cay, mặn, ngọt, thơm.
Nậm pịa không phải là một món dễ ăn. Nó có vị đắng của lòng và pịa cũng đắng, tuy nhiên sau khi ăn sẽ để lại vị ngọt trong cuống họng, nặm pịa cũng có vị cay cay của hạt mắc khén. Nậm pịa có tác dụng giải rượu rất tốt.

4. Xôi nhiều màu
Người ta tạo ra màu xôi từ các thứ cây thân cỏ, sau đó lần lượt cho gạo màu đỏ xuống trước, sau là màu xanh, vàng, tím, trắng cho lên trên cùng. Khi xôi chín, dỡ ra rồi trộn với nhau hoặc để riêng từng màu thành loại xôi nhiều màu với hương vị khác nhau trông rất đẹp mắt. Đây là món ăn dân tộc rất được khách du lịch ưa chuộng.

Đặc sản Hòa Bình

>>> Đi ngay tour du lịch Hòa Bình để thưởng thức đặc sản núi rừng nơi đây

5. Lợn cỏ thui luộc
Lợn được nuôi thả rông cho ăn rau rừng và uống nước suối để thịt có độ săn chắc và thơm ngon. Khi muốn giết mổ, dùng rơm thui vàng, thui đến đâu cạo lông đến đó. Để giữ được độ ngọt của thịt phải rửa sạch con lợn trước khi lấy phần nội tạng, sau đó, phần thịt không rửa lại với nước, mà chỉ lấy lạt giang buộc treo lên cho ráo. Thịt lợn làm như vậy sẽ để được lâu, không bị ôi thiu.

Đặc sản Hòa Bình

Khi muốn ăn, thịt được pha ra cho vào nồi luộc trên bếp củi ở nhiệt độ vừa phải. Khi thịt vừa chín tới đem thái mỏng bày lên lá chuối rừng tươi xanh. Khi ăn chấm với muối rang và hạt dổi nướng giã nhỏ. Món ăn sẽ giữ được độ ngọt của thịt, giòn của mỡ và bì hòa với mùi thơm của lá chuối, hạt dổi, vị đậm đà của muối rang. Thưởng thức một lần là nhớ mãi.

 6. Cá sông Đà nướng đồ
Cá được đánh bắt từ sông Đà, mang về đem nướng trên than hồng. Trước khi nướng, cá được xiên các que tre nhỏ từ miệng xuống tận đuôi, rồi dùng kẹp tre xanh kẹp vào để cho cá khỏi rơi, gãy. Cá nướng được đem rắc muối gói lá chuối, đồ lên rồi mới ăn. Sự kết hợp các hương vị của tre tươi, lá chuối, vị đậm đà của muối hòa quyện vào nhau làm cho món ăn thực sự hấp dẫn. Du khách sẽ khó mà quên được hương vị ẩm thực Tây Bắc này khi thưởng thức cùng với cơm lam.

Đặc sản Hòa Bình

7. Măng đắng nướng
Muốn có măng đắng ngon phải chọn những mầm măng sặt mới nhú, lấy củi nướng cho đến khi măng cháy xém, quắt lại, bóc dần từng bẹ chấm vào gói “chẩm chéo” (gồm muối, ớt, lá gừng, mắc khén, lá tỏi và củ tỏi giã nhỏ). Khi ăn ta sẽ cảm nhận được vị đắng ngọt của măng, vị đậm đà của muối, cay nồng của ớt, cay ấm của lá gừng, cay tê của mắc khén, cay rát của tỏi cùng hương vị đặc trưng của nước măng chua và cây măng nướng.

Đặc sản Hòa Bình

8. Rau rừng đồ
Rừng núi Hòa Bình có vô vàn loại lá cây rừng ăn được mà người dân gọi là rau. Những loại này khá dễ kiếm ở đây: rau beo, rau tầm bóp, rau đốm, rau đu đủ, rau the hởi, hoa chuối, quả quạnh…
Tất cả đều là nguyên liệu cho món rau đồ. Món này khá đơn giản, chỉ cần hái rau, đem rửa sạch rồi đem đồ khoảng 30 - 40 phút là được. Rau đồ ăn chung với bánh dày làm từ gạo và sắn cùng thứ nước chấm lạ lạ của người bản xứ.

9. Măng chua nấu thịt gà
Ở Hòa Bình, gà Lạc Sơn được coi là ngon nhất. Gà Lạc Sơn sống trên núi đá vôi, uống nước sông Bưởi nên thịt dai, thơm và lạ. Đây cũng là nguyên liệu lý tưởng để làm món đặc sản măng chua nấu thịt gà.
 
Đặc sản Hòa Bình

Để có món này đúng điệu, người đầu bếp sẽ chọn gà nhỡ, sơ chế, bỏ lòng mề rồi chặt ra từng miếng nhỏ như bình thường. Tiếp đó, mới đem ướp cùng măng chua và các loại gia vị khác. Chỉ nửa tiếng là gà ngấm. Khi ấy đem đi nấu bếp củi, lửa đều, không quá to chừng 1 – 2 tiếng. Đặc biệt, khi gà và măng nhừ, người ta còn cho thêm hạt dổi nướng giã nhỏ vào chung.

10. Chả cuốn lá bưởi
Có lẽ chỉ ở Hòa Bình mới có món này. Thịt lợn ba chỉ sau khi sơ chế không băm nhỏ như các loại chả khác, và cũng không ướp quá nhiều loại gia vị. Người ta chỉ thái con chì vừa ăn rồi bỏ chút mắm, hành vào, sau đó cuốn lá bưởi ở ngoài và cho vào kẹp, nướng trên than hồng.

Người ăn còn ngửi thấy rõ mùi thơm của thịt quyện với dầu từ lá bưởi. Do được nướng nên thịt không ngấy nhiều, ngược lại, còn săn và đậm ngọt. Ngoài ra, lá bưởi cháy cháy, giòn giòn cũng tạo thêm vị cho món chả này.

11. Thịt lợn muối chua
Món thịt lợn muối chua được làm rất kỳ công và kết hợp với rất nhiều loại lá rừng, tất cả đều là những sản vật sẵn có dễ tìm và mỗi thứ lá được xem là bài thuốc quý rất lợi cho cơ thể như lá quế, lá mít, lá trầu không.

Đặc sản Hòa Bình


Ấn tượng ban đầu khi khách tới nhà được người Mường bê ra một mâm thịt lợn muối chua với một rổ lá, khi ăn phải dùng tay cuộn lá với thịt, nhai chậm rãi rất bùi, thơm ngọt, ăn rất lạ miệng.
Để có được thịt lợn muối chua ngon phải chọn được những con lợn choai, thả dông dài ngày như thế thịt sẽ chắc, muối chua sẽ không bị ướt, ăn sẽ ngọt thịt hơn. Nhưng cầu kỳ hơn cả là chế ra được các nguyên liệu để làm men muối thịt. Thịt lợn được thái miếng ướp với nhiều muối và giềng khô giã nhỏ, rồi trộn với rượu nếp cái và men lá rừng. Phải trộn đều tay, để thịt lợn ngấm được tất cả các gia vị tẩm ướp.

Gạo đem rang khô rồi giã nhỏ thành bột tấm thơm phức. Người ta đem ủ thịt vào một cái bồ, dưới bồ lót lá chuối, rải lớp gạo rang giã dập trộn muối, sau đó xếp cứ một lớp thịt ướp nguyên liệu ở trên, một lớp gạo rang cho đến khi đầy bồ rồi nén lại đem gác lên bếp củi đun. Chỉ một đến hai tuần, các men lá, men rượu và giềng sẽ ngấm đậm đà vào từng thớ thịt lợn, chua chua mặn mặn.

12. Thịt trâu nấu là nồm
Món ăn này của người Mường ở Hòa Bình rất phổ biến vì được ưa thích. Thịt trâu đem thui, cạo sạch sẽ sau đó đem bung cho mềm. Khi thịt đã chín tương đối thì thái miếng nhỏ hơn, cho vào nồi đất hầm kĩ. Lá lồm (một loại lá chua) giã nhỏ và tấm gạo cho vào nồi hầm chung với thịt trâu. Cứ giữ lửa cho đến khi gạo tấm nở và sánh lại là được. Thịt trâu hầm xong nhừ kĩ, ngấm vị chua lá lồm và hương gạo, khá dễ ăn.

13. Rượu Mai Hạ
Để có được một chén rượu Mai Hạ thơm nồng chỉ ngửi thấy đã say là cả một sự kì công - thứ rượu mà nhà thơ Lò Cao Nhum đã một lần cảm khái mô tả: “tổng hoà vị ngọt của mật ong vách đá, vị chua của măng ướp chum vò, vị cay của ghen và cả vị đắng rất tâm trạng của cô em chồng “phải lòng” chị dâu”... Thứ rượu ấn tượng đó, có mấy ai nhấp chén rồi mà vô tình quên được.

Các loại lá và củ quả làm men rượu đều do người Mai Hạ tự đi kiếm chứ không có hàng bán sẵn. Các thành phần sau khi kiếm được sẽ đem rửa sạch, phơi khô rồi giã nhỏ, rây thành bột, đem trộn đều với bột gạo và bột sắn để thành men, nặn thành những phần ro như chiếc bánh bao xốp và nhẹ bỗng. Chã rượu được làm từ sắn củ sấy khô để lâu ngày trên gác bếp cho hết độc tố, đem giã vỡ đều bằng hạt ngô, ngâm ở suối Mùn 3 ngày 3 đêm. Sắn hạt với lên, trộn cùng vỏ trấu, bỏ vào nồi hông đồ chín rồi tãi ra nia, trộn đều với men rồi ủ khô trong chum, phủ một lớp lá bơ lương lên nắp rồi bịt kín. Chã càng ủ lâu thì rượu càng thơm ngon ngây ngất.

Xem thêm du lịch Huế | du lịch Phú Quốc | du lịch Đà Nẵng

Đặc sản Hòa Bình

Du lịch Hòa Bình: Trải qua thời gian dài lịch sử hình thành và phát triển, người dân Hoà bình ngày càng biết cách sống cùng thiên nhiên, tận dụng tiềm năng của nó phục vụ đời sống con người. Họ phát hiện ngày càng nhiều nguồn thức ăn có sẵn trong thiên nhiên và tìm cách chế biến hợp khẩu vị, bổ dưỡng và có món ăn còn có tác dụng ngăn ngừa, chữa bệnh. Hơn thế nữa, các dân tộc cũng đã tạo ra được tập quán, phong tục ăn uống mang bản sắc riêng.

1. Cơm lam
Không biết món cơm độc đáo này ra đời từ bao giờ, nhưng chỉ biết rằng người dân miền núi thường phải đi rừng rất vất vả, nhọc nhằn có khi đi từ lúc sáng sớm tinh mơ cho tới lúc tối mịt hoặc thậm chí phải ngủ lại trong rừng. Nên họ mang theo một chút gạo để khi đói sẽ chặt lấy ống tre, ống nứa bên đường, bỏ chút gạo và chút nước suối để nướng những ống cơm ăn qua bữa, từ những thói quen đó đã tạo ra một món ăn đặc sản của núi rừng – món cơm lam.

Đặc sản Hòa Bình

Món cơm lam có rất ở nhiều nơi từ người Tày, nguời Thái, người Nùng, người Mường… Tuy nhiên, Hoà Bình là nổi tiếng hơn cả vì nơi đây có loại gạo nương thơm và dẻo nổi tiếng.

2. Rượu cần
Rượu cần được làm bằng cách lấy một nắm lá rừng nghiền nhỏ rồi trộn với tinh bột để tạo men, sau đó cho vào vò, phủ một lớp trấu để ủ.

Đặc sản Hòa Bình


Khi uống, du khách chỉ việc đổ nước đun sôi để nguội hoặc nước khoáng đóng chai vào đầy bình, vơi đến đâu lại đổ tiếp nước đến đó, sao cho bình rượu bao giờ cũng đầy. Trong tiệc rượu, mọi người ngồi quây tròn bên nhau, cùng thưởng thức cái êm nồng, dịu ngọt, ngây ngất của rượu cần, cùng với tiếng cồng, tiếng chiêng, tràn ngập không khí hội hè.

3. Nậm pịa
Là món ăn truyền thống của người Thái. "Nậm" hay "nặm" trong tiếng Thái có nghĩa là canh, "pịa" là thứ dịch sền sệt trong ruột non của bò gồm dịch tiêu hóa và thức ăn chưa được tiêu hóa hoàn toàn.
Cách lấy pịa của người Thái tương tự như cách chế biến phèo lợn. Chất dịch này được lấy ra rồi nêm gia vị, cho thêm nội tạng các loài vật ăn cỏ bao gồm dạ dày, tiết, lòng, tim gan, phèo phổi thập cẩm phế lù đem ninh nhừ, trở thành món nậm pịa.
 
Đặc sản Hòa Bình

Nậm pịa chuyên dùng như thứ đồ chấm thịt nướng sẽ khiến miếng thịt trở nên thơm ngon đặc biệt, nổi bật hương vị của đồ nướng hòa quyện các vị cay, mặn, ngọt, thơm.
Nậm pịa không phải là một món dễ ăn. Nó có vị đắng của lòng và pịa cũng đắng, tuy nhiên sau khi ăn sẽ để lại vị ngọt trong cuống họng, nặm pịa cũng có vị cay cay của hạt mắc khén. Nậm pịa có tác dụng giải rượu rất tốt.

4. Xôi nhiều màu
Người ta tạo ra màu xôi từ các thứ cây thân cỏ, sau đó lần lượt cho gạo màu đỏ xuống trước, sau là màu xanh, vàng, tím, trắng cho lên trên cùng. Khi xôi chín, dỡ ra rồi trộn với nhau hoặc để riêng từng màu thành loại xôi nhiều màu với hương vị khác nhau trông rất đẹp mắt. Đây là món ăn dân tộc rất được khách du lịch ưa chuộng.

Đặc sản Hòa Bình

>>> Đi ngay tour du lịch Hòa Bình để thưởng thức đặc sản núi rừng nơi đây

5. Lợn cỏ thui luộc
Lợn được nuôi thả rông cho ăn rau rừng và uống nước suối để thịt có độ săn chắc và thơm ngon. Khi muốn giết mổ, dùng rơm thui vàng, thui đến đâu cạo lông đến đó. Để giữ được độ ngọt của thịt phải rửa sạch con lợn trước khi lấy phần nội tạng, sau đó, phần thịt không rửa lại với nước, mà chỉ lấy lạt giang buộc treo lên cho ráo. Thịt lợn làm như vậy sẽ để được lâu, không bị ôi thiu.

Đặc sản Hòa Bình

Khi muốn ăn, thịt được pha ra cho vào nồi luộc trên bếp củi ở nhiệt độ vừa phải. Khi thịt vừa chín tới đem thái mỏng bày lên lá chuối rừng tươi xanh. Khi ăn chấm với muối rang và hạt dổi nướng giã nhỏ. Món ăn sẽ giữ được độ ngọt của thịt, giòn của mỡ và bì hòa với mùi thơm của lá chuối, hạt dổi, vị đậm đà của muối rang. Thưởng thức một lần là nhớ mãi.

 6. Cá sông Đà nướng đồ
Cá được đánh bắt từ sông Đà, mang về đem nướng trên than hồng. Trước khi nướng, cá được xiên các que tre nhỏ từ miệng xuống tận đuôi, rồi dùng kẹp tre xanh kẹp vào để cho cá khỏi rơi, gãy. Cá nướng được đem rắc muối gói lá chuối, đồ lên rồi mới ăn. Sự kết hợp các hương vị của tre tươi, lá chuối, vị đậm đà của muối hòa quyện vào nhau làm cho món ăn thực sự hấp dẫn. Du khách sẽ khó mà quên được hương vị ẩm thực Tây Bắc này khi thưởng thức cùng với cơm lam.

Đặc sản Hòa Bình

7. Măng đắng nướng
Muốn có măng đắng ngon phải chọn những mầm măng sặt mới nhú, lấy củi nướng cho đến khi măng cháy xém, quắt lại, bóc dần từng bẹ chấm vào gói “chẩm chéo” (gồm muối, ớt, lá gừng, mắc khén, lá tỏi và củ tỏi giã nhỏ). Khi ăn ta sẽ cảm nhận được vị đắng ngọt của măng, vị đậm đà của muối, cay nồng của ớt, cay ấm của lá gừng, cay tê của mắc khén, cay rát của tỏi cùng hương vị đặc trưng của nước măng chua và cây măng nướng.

Đặc sản Hòa Bình

8. Rau rừng đồ
Rừng núi Hòa Bình có vô vàn loại lá cây rừng ăn được mà người dân gọi là rau. Những loại này khá dễ kiếm ở đây: rau beo, rau tầm bóp, rau đốm, rau đu đủ, rau the hởi, hoa chuối, quả quạnh…
Tất cả đều là nguyên liệu cho món rau đồ. Món này khá đơn giản, chỉ cần hái rau, đem rửa sạch rồi đem đồ khoảng 30 - 40 phút là được. Rau đồ ăn chung với bánh dày làm từ gạo và sắn cùng thứ nước chấm lạ lạ của người bản xứ.

9. Măng chua nấu thịt gà
Ở Hòa Bình, gà Lạc Sơn được coi là ngon nhất. Gà Lạc Sơn sống trên núi đá vôi, uống nước sông Bưởi nên thịt dai, thơm và lạ. Đây cũng là nguyên liệu lý tưởng để làm món đặc sản măng chua nấu thịt gà.
 
Đặc sản Hòa Bình

Để có món này đúng điệu, người đầu bếp sẽ chọn gà nhỡ, sơ chế, bỏ lòng mề rồi chặt ra từng miếng nhỏ như bình thường. Tiếp đó, mới đem ướp cùng măng chua và các loại gia vị khác. Chỉ nửa tiếng là gà ngấm. Khi ấy đem đi nấu bếp củi, lửa đều, không quá to chừng 1 – 2 tiếng. Đặc biệt, khi gà và măng nhừ, người ta còn cho thêm hạt dổi nướng giã nhỏ vào chung.

10. Chả cuốn lá bưởi
Có lẽ chỉ ở Hòa Bình mới có món này. Thịt lợn ba chỉ sau khi sơ chế không băm nhỏ như các loại chả khác, và cũng không ướp quá nhiều loại gia vị. Người ta chỉ thái con chì vừa ăn rồi bỏ chút mắm, hành vào, sau đó cuốn lá bưởi ở ngoài và cho vào kẹp, nướng trên than hồng.

Người ăn còn ngửi thấy rõ mùi thơm của thịt quyện với dầu từ lá bưởi. Do được nướng nên thịt không ngấy nhiều, ngược lại, còn săn và đậm ngọt. Ngoài ra, lá bưởi cháy cháy, giòn giòn cũng tạo thêm vị cho món chả này.

11. Thịt lợn muối chua
Món thịt lợn muối chua được làm rất kỳ công và kết hợp với rất nhiều loại lá rừng, tất cả đều là những sản vật sẵn có dễ tìm và mỗi thứ lá được xem là bài thuốc quý rất lợi cho cơ thể như lá quế, lá mít, lá trầu không.

Đặc sản Hòa Bình


Ấn tượng ban đầu khi khách tới nhà được người Mường bê ra một mâm thịt lợn muối chua với một rổ lá, khi ăn phải dùng tay cuộn lá với thịt, nhai chậm rãi rất bùi, thơm ngọt, ăn rất lạ miệng.
Để có được thịt lợn muối chua ngon phải chọn được những con lợn choai, thả dông dài ngày như thế thịt sẽ chắc, muối chua sẽ không bị ướt, ăn sẽ ngọt thịt hơn. Nhưng cầu kỳ hơn cả là chế ra được các nguyên liệu để làm men muối thịt. Thịt lợn được thái miếng ướp với nhiều muối và giềng khô giã nhỏ, rồi trộn với rượu nếp cái và men lá rừng. Phải trộn đều tay, để thịt lợn ngấm được tất cả các gia vị tẩm ướp.

Gạo đem rang khô rồi giã nhỏ thành bột tấm thơm phức. Người ta đem ủ thịt vào một cái bồ, dưới bồ lót lá chuối, rải lớp gạo rang giã dập trộn muối, sau đó xếp cứ một lớp thịt ướp nguyên liệu ở trên, một lớp gạo rang cho đến khi đầy bồ rồi nén lại đem gác lên bếp củi đun. Chỉ một đến hai tuần, các men lá, men rượu và giềng sẽ ngấm đậm đà vào từng thớ thịt lợn, chua chua mặn mặn.

12. Thịt trâu nấu là nồm
Món ăn này của người Mường ở Hòa Bình rất phổ biến vì được ưa thích. Thịt trâu đem thui, cạo sạch sẽ sau đó đem bung cho mềm. Khi thịt đã chín tương đối thì thái miếng nhỏ hơn, cho vào nồi đất hầm kĩ. Lá lồm (một loại lá chua) giã nhỏ và tấm gạo cho vào nồi hầm chung với thịt trâu. Cứ giữ lửa cho đến khi gạo tấm nở và sánh lại là được. Thịt trâu hầm xong nhừ kĩ, ngấm vị chua lá lồm và hương gạo, khá dễ ăn.

13. Rượu Mai Hạ
Để có được một chén rượu Mai Hạ thơm nồng chỉ ngửi thấy đã say là cả một sự kì công - thứ rượu mà nhà thơ Lò Cao Nhum đã một lần cảm khái mô tả: “tổng hoà vị ngọt của mật ong vách đá, vị chua của măng ướp chum vò, vị cay của ghen và cả vị đắng rất tâm trạng của cô em chồng “phải lòng” chị dâu”... Thứ rượu ấn tượng đó, có mấy ai nhấp chén rồi mà vô tình quên được.

Các loại lá và củ quả làm men rượu đều do người Mai Hạ tự đi kiếm chứ không có hàng bán sẵn. Các thành phần sau khi kiếm được sẽ đem rửa sạch, phơi khô rồi giã nhỏ, rây thành bột, đem trộn đều với bột gạo và bột sắn để thành men, nặn thành những phần ro như chiếc bánh bao xốp và nhẹ bỗng. Chã rượu được làm từ sắn củ sấy khô để lâu ngày trên gác bếp cho hết độc tố, đem giã vỡ đều bằng hạt ngô, ngâm ở suối Mùn 3 ngày 3 đêm. Sắn hạt với lên, trộn cùng vỏ trấu, bỏ vào nồi hông đồ chín rồi tãi ra nia, trộn đều với men rồi ủ khô trong chum, phủ một lớp lá bơ lương lên nắp rồi bịt kín. Chã càng ủ lâu thì rượu càng thơm ngon ngây ngất.

Xem thêm du lịch Huế | du lịch Phú Quốc | du lịch Đà Nẵng
Đọc thêm..